Giao diện tiếp cận

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?

(Ảnh: internet)

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.

1. Trọng lượng cơ thể bình thường ở một phụ nữ không có thai

Tỷ số khối cơ thể (body mass index - BMI) là đại lượng thường được dùng để phân loại các tình trạng thiếu cân, bình thường, thừa cân và béo phì ở người trưởng thành

Công thức tính chỉ số BMI của một người bình thường bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét):

BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)

Dưới đây là bảng phân loại mức độ béo - gầy dựa theo BMI của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) và Việt Nam cho người trên 18 tuổi:

 

   BMI - WHO    

   BMI - Việt Nam   

Nhẹ cân

< 18,5

 

Cân nặng bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

≥ 25

≥ 23

Béo phì độ I

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

≥ 30

Béo phì độ III

≥ 40

 

2. Trọng lượng cơ thể của phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào?

Khi mang thai đủ tháng đến ngày sinh, trọng lượng cơ thể của phụ nữ có thể tăng đến 25% so với khi không mang thai, trung bình tăng 10 kg (khoảng từ 9 - 12 kg).

Tăng cân chủ yếu xảy ra vào nửa sau của thời kỳ thai nghén, khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Hiện tượng tăng cân là do sự tăng trưởng của khối thai, các tạng của mẹ tăng dự trữ mỡ, protein và sự gia tăng thể tích máu, dịch kẽ của mẹ.

  • Vú: 1 - 1,5 kg
  • Tử cung: 0,9 - 1,2kg (khi chưa có thai là 50-60g)
  • Thai nhi: 2,5 - 3,0 kg
  • Bánh rau: 0,5kg (1/6 trọng lượng thai nhi)
  • Nước ối: 500 - 1000ml
  • Dự trữ mỡ dưới da, dự trữ protein: 4 -4,5 kg
  • Nước điện giải: 1- 1,5 kg