Bệnh phụ khoa: Dấu hiệu nhận biết và các bệnh thường gặp Thứ Năm, 23/05/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Bệnh phụ khoa là gì? Dấu hiệu nhận biết và những bệnh nào thường gặp? Các bạn tham khảo trong bài viết sau đây nhé
1. Bệnh phụ khoa là gì ?
- Bệnh phụ khoa là các bệnh của bộ phận sinh dục nữ (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng,…) ngoài thời kỳ sinh đẻ, kể cả tuyến vú, bao gồm các tình trạng bệnh lý từ khi bé gái bước vào tuổi dậy thì, qua thời kỳ hoạt động sinh dục đến tuổi mãn kinh và sau mãn kinh.
- Ngoài các bệnh lý phụ khoa nói chung, người ta còn chia ra:
- Bệnh lý phụ khoa trẻ em thường ở các em gái quanh tuổi dậy thì và bước vào tuổi dậy thì (thường là dưới 15 tuổi).
- Bệnh lý ung thư phụ khoa: ung thư bộ phận sinh dục nữ, kể cả ung thư vú.
- Các bệnh phụ khoa nội tiết: các bệnh của bộ phận sinh dục nữ do nguyên nhân nội tiết gây ra, kể cả vô sinh và rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết buồng trứng.
2. Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh phụ khoa
Ra khí hư bất thường: khí hư ra nhiều hơn, từ màu trắng như trứng gà có thể chuyển qua vón cục và có lẫn bọt, màu có thể chuyển qua vàng hoặc xanh và có mùi hôi, chua rất khó chịu, có thể gây ngứa. Tình trạng dịch âm đạo màu nâu hay hồng, có lẫn máu xuất hiện thường xuyên, rất có thể là dấu hiệu mắc ung thư phụ khoa.
Ngứa rát hoặc sưng đỏ vùng âm hộ: gây cảm giác châm chích khó chịu, là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.
Đau trong và sau khi giao hợp: có thể do tác dụng phụ của một số thuốc, lượng hormone trong cơ thể thay đổi, hoặc có vấn đề về tâm lý, viêm nhiễm vùng kín; có khi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chức năng sàn chậu, bệnh viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, khối u tuyến, trĩ và u nang buồng trứng….
Xuất huyết tử cung bất thường (chảy máu âm đạo - Abnormal Uterine Bleeding – AUB): tình trạng này xảy ra ở người phụ nữ khi máu chảy từ tử cung một cách bất thường, không giống với các đặc điểm của một chu kỳ kinh nguyệt. Một số triệu chứng để chị em có thể nhận biết tình trạng này như xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh có thể ra nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày, thậm chị ra không đúng như chu kỳ kinh bình thường, có chảy máu khi quan hệ và rối loạn tiểu tiện, vùng hạ vị đau tức…
Ngực có chấm đỏ hay phát ban: nếu không phải do bị dị ứng áo nịt ngực hoặc do bị côn trùng cắn, mà xuất hiện nhiều nốt chấm đỏ dày đặc hơn thì có nguy cơ mắc phải chứng chàm bội nhiễm hoặc thậm chí là ung thư vú (hiện tượng này xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mắc chứng ung thư vú).
(Ảnh: internet)
Đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu: ngoài nguyên nhân do ăn uống thiếu khoa học, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư buồng trứng.
Đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu: Những cơn đau lưng và đau phần bụng dưới âm ỉ có thể xuất hiện khi chị em đến ngày đèn đỏ, các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần tuy nhiên nếu cơn đau hành hạ lâu hơn, có thể cảnh báo một số bệnh phụ khoa mà chị em nên cẩn trọng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng…
Đi tiểu nhiều lần, són tiểu: cũng là một biểu hiện không nên bỏ qua của các bệnh ung thư phụ khoa. Vì khi các khối u phát triển nó sẽ chèn ép vùng bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn.
Táo bón: có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa; tuy nhiên, ở một số trường hợp với đây có thể cảnh báo các rối loạn về sàn chậu ở phụ nữ như sa tử cung, sa âm đạo.
Kinh nguyệt không đều: Rối loạn kinh nguyệt hay chu kỳ kinh không đều biểu hiện cho việc phóng noãn và rụng trứng của cơ thể có vấn đề. Mỗi tháng chị em đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường với một chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ kéo dài từ 28-32 ngày, thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (nghĩa là vào tháng tiếp theo).
Ngày hành kinh được tính là ngày ra huyết âm đạo, thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy người. Với chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ bình thường, nhiều trường hợp rong kinh, thưa kinh khoảng 2-3 tháng có khi lâu hơn mới có kinh nguyệt hoặc thậm chí vô kinh. Đây là biểu hiện của việc cơ thể có thiếu hụt nội tiết tố, mắc các bệnh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy giảm dự trữ buồng trứng…
Đau bụng kinh liên tục:
Đau bụng kinh hay thống kinh là cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, một cơn đau dữ dội hay có thêm các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Có 2 dạng thống kinh là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Với thống kinh nguyên phát phụ nữ có những cơn đau trằn bụng dưới, đau dữ dội, co rút, tuy nhiên thăm khám không phát hiện các nguyên nhân cụ thể nào.
Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây thống kinh như phụ nữ có lạc nội mạc tử cung, có polyp tử cung, viêm hoặc có u xơ tử cung, tử cung dị dạng như có chít hẹp, dính, có u buồng trứng, lạc vòng tránh thai thậm chí là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cơ chế đau trong thống kinh thứ phát tùy theo từng bệnh lý khác nhau của người phụ nữ.
Dấu hiệu ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn khiến nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
- Âm đạo có tiết dịch bất thường có khí hư, có máu, có mùi khó chịu...
- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét
- Khi đi tiểu thấy đau, buốt.
- Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp
- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp...
3. Một số bệnh phụ khoa thường gặp
Hầu hết phụ nữ đã từng hoặc chưa quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh phụ khoa. Sau đây là một số bệnh phụ khoa thường gặp