TÌNH DỤC VÀ MÃN KINH Thứ Sáu, 22/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Ở phụ nữ vào khoảng 40-50 tuổi bước vào thời kỳ mãn kinh, các nang trứng của buồng trứng trở nên không đáp ứng với kích thích của hormone tuyến yên. Các hormone sinh dục suy giảm, vậy ham muốn tình dục ở phụ nữ bị ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Mãn kinh ảnh hưởng đến ham muốn tình dục như thế nào?
- Việc giảm dần đến mức thấp nhất của hormone estrogen và testosterone sau mãn kinh có thể dẫn đến những thay đổi trong cơ thể và ham muốn tình dục ở người phụ nữ. Khi ở giai đoạn mãn kinh và sau mãn kinh có thể nhận thấy rằng phụ nữ không dễ bị kích thích và họ có thể ít nhạy cảm hơn khi được vuốt ve hay đụng chạm. Điều này có thể dẫn đến việc họ ít quan tâm đến tình dục.
- Ngoài ra, nồng độ estrogen thấp hơn có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho âm đạo, dịch tiết âm đạo giảm, khiến âm đạo bị khô gây đau rát khi quan hệ tình dục.
- Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mức độ quan tâm đến tình dục của phụ nữ trong và sau thời kỳ mãn kinh, như: rối loạn giấc ngủ, lo lắng, rối loạn tiểu tiện,…
2. Mãn kinh có làm giảm ham muốn tình dục ở tất cả phụ nữ?
- Điều này được trả lời là Không.
- Một số phụ nữ nói rằng ham muốn tình dục của họ được cải thiện sau mãn kinh do họ ít lo lắng việc mang thai, con cái đã lớn nên họ có thời gian thư giãn và tận hưởng sự thân mật với người bạn đời của mình.
3. Tôi có thể làm gì để điều trị khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh?
- Trong và sau thời kỳ mãn kinh, tình trạng khô âm đạo có thể được giải quyết bằng sử dụng chất bôi trơn hòa tan trong nước như Astroglide hoặc KY Jelly.
Sử dụng gel bôi trơn gốc nước giảm khô âm đạo (Ảnh: internet)
- Không sử dụng chất bôi trơn không tan trong nước như Vaseline, vì chúng có thể làm suy yếu mủ cao su, chất liệu dùng làm bao cao su. Các cặp đôi nên tiếp tục sử dụng bao cao su cho đến khi bác sĩ xác nhận bạn không còn rụng trứng nữa - và để ngăn ngừa mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Chất bôi trơn không tan trong nước cũng có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch bị suy yếu do hóa trị.
- Các loại kem dưỡng ẩm âm đạo như glycerin-min oil-polycarbophil cũng có thể được sử dụng thường xuyên hơn để duy trì độ ẩm cho âm đạo.
- Bạn cũng có thể tham vấn bác sĩ chuyên khoa về liệu pháp estrogen âm đạo. Tuy nhiên, cần cân nhắc lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc.
(Ảnh: Central Pharmacy)
4. Làm thế nào tôi có thể cải thiện ham muốn tình dục của mình trong và sau thời kỳ mãn kinh?
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ, bổ sung nội tiết tố estrogen có thể làm cho việc quan hệ tình dục bớt đau đớn hơn bằng cách điều trị tình trạng khô âm đạo. Tuy nhiên, cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trưởng hợp bị rối loạn chức năng tình dục, bạn có thể tham vấn các chuyên gia trị liệu tư vấn về tình dục. Loại tư vấn này có thể rất thành công, ngay cả khi nó được thực hiện trong thời gian ngắn.
5. Làm cách nào tôi có thể cải thiện sự thân mật với bạn đời của mình?
- Trong thời kỳ mãn kinh, nếu ham muốn tình dục của bạn giảm sút nhưng bạn cho rằng mình không cần tư vấn thì vẫn nên dành thời gian cho sự thân mật để thể hiện tình yêu và tình cảm với bạn đời mà không cần quan hệ tình dục. Tận hưởng thời gian bên nhau: đi dạo, ăn tối dưới ánh nến hoặc xoa lưng cho nhau,…
- Để cải thiện sự thân mật thể xác của bạn, hãy thử những lời khuyên sau:
- Hãy cân nhắc việc thay đổi thói quen tình dục, thủ dâm.
- Sử dụng các kỹ thuật đánh lạc hướng để tăng cường thư giãn và giảm bớt lo lắng: tưởng tượng và thực hiện các bài tập về tình dục và âm nhạc, video hoặc truyền hình.
- Tận hưởng niềm vui với màn dạo đầu, chẳng hạn như xoa bóp gợi cảm,... Những hoạt động này có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và cải thiện khả năng giao tiếp giữa hai người với nhau.
- Giảm thiểu bất kỳ cơn đau nào bạn có thể gặp phải bằng cách sử dụng các tư thế quan hệ tình dục cho phép bạn kiểm soát độ sâu thâm nhập. Bạn cũng có thể tắm nước ấm trước khi quan hệ để giúp thư giãn và sử dụng chất bôi trơn âm đạo để giúp giảm đau do ma sát.
- Chia sẻ, nói với bạn tình về những điều gì thoải mái và điều gì không.
6. Tôi có còn phải lo lắng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
- Mãn kinh và hậu mãn kinh không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Bạn có thể mắc STDs vào bất kỳ thời điểm nào trong đời khi bạn hoạt động tình dục. Nguy cơ này không giảm theo tuổi tác hoặc những thay đổi trong hệ thống sinh sản của bạn.
- Nếu không được điều trị, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (Ảnh: Healthline)
7. Làm cách nào tôi có thể bảo vệ bản thân khỏi STDs?
Thực hiện một số bước cơ bản để giúp bảo vệ bạn khỏi STD:
- Không quan hệ tình dục là cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sử dụng bao cao su mỗi lần bạn quan hệ tình dục.
- Hạn chế số lượng bạn tình của bạn. Càng có nhiều bạn tình, bạn càng có nhiều khả năng mắc STDs.
- Thực hiện chế độ một vợ một chồng. Điều này có nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với một người. Người đó cũng phải quan hệ tình dục chỉ với bạn để giảm nguy cơ.
- Chọn bạn tình của bạn một cách cẩn thận. Không quan hệ tình dục với người mà bạn nghi ngờ có thể mắc STDs.
- Khám và điều trị khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không để nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
- Yêu cầu bạn tình tiềm năng đi khám và kiểm tra có mắc STDs không. Các triệu chứng của STDs có thể không rõ ràng hoặc thậm chí không có bất kỳ dấu hiệu nào cho bạn tình của bạn.
- Nếu bạn có nhiều bạn tình, hãy luôn sử dụng bao cao su.
- Không sử dụng rượu hoặc ma túy trước khi quan hệ tình dục. Vì nếu bạn say rượu thì có thể không thực hiện được tình dục an toàn.
- Nên có hiểu biết các triệu chứng của STDs.
Xem thêm: Phụ nữ độ tuổi 40 nên làm gì để cải thiện đời sống tình dục?
TSBT tổng hợp
Nguồn: Webmd.com/menopause/
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
Các tin khác
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- TẠI SAO KHÔNG NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC 18 TUỔI ? Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam giới như thế nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00