PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
Cắt âm hộ là một loại phẫu thuật được áp dụng trong điều trị bệnh lý ung thư âm hộ. Phương pháp phẫu thuật cần đảm bảo sự cân bằng giữa loại bỏ sự hiện diện của các tế bào ung thư và khả năng tình dục của người bệnh.
1. Phẫu thuật cắt âm hộ là gì?
Âm hộ là phần ngoài của cơ quan sinh dục nữ, được bao phủ bởi lớp lông mu hình thành từ giai đoạn các bạn nữ bắt đầu dậy thì. Cắt âm hộ là kỹ thuật cắt bỏ một phần hoặc loại bỏ toàn bộ âm hộ, thường được chỉ định khi điều trị ung thư âm hộ nhằm loại bỏ khối u ác tính và những mô lân cận bị ảnh hưởng bởi ung thư.
Phẫu thuật cắt âm hộ bao gồm các loại như sau:
-
Cắt lớp da ngoài cùng của âm hộ mà vẫn bảo tồn nguyên vẹn phần lớn cấu trúc âm hộ và mô khác;
-
Cắt âm hộ đơn giản: cắt bỏ hoàn toàn âm hộ, đôi khi cắt cả âm vật;
-
Cắt âm hộ triệt để: cắt toàn bộ phần âm hộ kèm theo mô và những hạch bạch huyết liên quan.
Phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân cũng như giai đoạn hay mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật khác nhau. Hiện nay đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày càng được chú trọng. Vì vậy nếu phát hiện bệnh ngay từ sớm thì diện tích mô cần loại bỏ sẽ càng được thu hẹp, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho vùng kín của người bệnh.
Có những trường hợp ung thư âm hộ giai đoạn muộn, phương pháp hóa trị liệu và xạ trị được kết hợp cùng phẫu thuật để tiêu diệt số lượng lớn các tế bào ung thư và hạn chế sự xâm nhập của các tế bào ung thư sang các cơ quan khác. Sau phẫu thuật cắt âm hộ, bệnh nhân có thể yêu cầu được cấy ghép da vào vết thương. Đối với người phải cắt âm hộ toàn bộ trên diện rộng thì lựa chọn phù hợp nhất đó là phẫu thuật tái tạo.
Có thể bạn chưa biết: Hủ tục cắt âm hộ của một số nền văn hóa tại châu Phi và Trung Đông!
Ngoài phẫu thuật cắt âm hộ mà chúng ta thường biết đến trong y khoa để chữa bệnh ung thư thì cho đến ngày nay ở miền bắc hoặc miền trung châu Phi và vùng Trung Đông hiện vẫn còn tồn tại hủ tục cắt bỏ âm hộ của các bé gái hết sức lạc hậu. Lý do người ta thực hiện điều này là bởi vì họ cho rằng một khi người phụ nữ đã “ăn trái cấm” thì sẽ dễ bị cám dỗ, khó kiểm soát và không thể xây dựng gia đình. Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục không vì mục đích y tế như vậy sẽ khiến các bé gái dễ bị nhiễm trùng, chảy máu trong và sau khi thực hiện phẫu thuật. Trong đó bao gồm nguy cơ bị uốn ván, nhiễm trùng đường niệu tái phát nhiều lần, sẹo vết thương và di chứng tâm lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nhờ sự lên tiếng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã góp phần hạn chế và làm giảm dần hủ tục trên, giúp bảo vệ nhóm phụ nữ yếu thế tại những quốc gia này.
2. Quy trình phẫu thuật cắt âm hộ trong điều trị ung thư
Trước phẫu thuật: bệnh nhân cần thông tin cho các bác sĩ nếu đang có các vấn đề như sau:
-
Đang dùng thuốc kích thích;
-
Sử dụng máy tạo nhịp tim;
-
Bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ;
-
Phản ứng hoặc dị ứng với thuốc (gồm cả thuốc gây mê);
-
Đang dùng thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng;
-
Đang phải sử dụng thuốc chống đông máu;
-
Dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch 1 hoặc nhiều vết ở âm hộ để xâm lấn loại bỏ khối u và những vùng mô bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể cắt bỏ một hoặc hoàn toàn âm hộ kết hợp với nạo hạch bạch huyết ở khu vực bẹn. Ngay sau phẫu thuật cắt bỏ âm hộ, thủ thuật tái tạo vùng da này sẽ được tiến hành.
Sau khi phẫu thuật, để loại bỏ chất dịch bị tích tụ trong phần vừa phẫu thuật bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn lưu. Cho tới khi vết thương lành lại thì sẽ gỡ ống dẫn lưu này. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và chăm sóc vùng kín khi được xuất viện về nhà.
3. Phẫu thuật cắt âm hộ có thể tiềm ẩn những rủi ro như thế nào?
Tương tự như những thủ thuật khác, phẫu thuật âm hộ cũng tiềm tàng một số nguy cơ nhất định đối với sức khỏe, điển hình như:
-
Nhiễm trùng, chảy máu, viêm đường tiết niệu, hình thành huyết khối;
-
Phù bạch huyết ở chân;
-
Vết thương có thể chậm lành, xuất hiện u nang đầy dịch lỏng ở vết thương, hỏng hoặc nhiễm trùng ở vị trí ghép da;
-
Hình dáng âm hộ bị thay đổi và mất thẩm mỹ, giảm ham muốn tình dục;
-
Hẹp lỗ âm đạo, giảm khoái cảm và đau đớn khi quan hệ tình dục;
-
Cảm giác tê ở bộ phận sinh dục;
-
Thay đổi dòng nước tiểu;
-
Mệt mỏi và khó chịu.
4. Sau khi cắt âm hộ cần lưu ý những gì?
Trong quá trình phục hồi hậu phẫu tại nhà, người bệnh nên lưu ý những điều như sau:
-
Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, rộng rãi, nên chọn quần áo với chất liệu dễ thấm hút mồ hôi;
-
Vệ sinh nhà tắm cũng như các vật dụng ở trong nhà tắm một cách sạch sẽ;
-
Sử dụng loại khăn mềm mại, sạch để lau khô vùng vết thương;
-
Nghỉ ngơi, hít thở sâu để kiểm soát cơn đau, thúc đẩy quá trình thoát dịch bạch huyết diễn ra nhanh chóng, giữ gìn cho phổi khỏe mạnh. Bạn nên thực hiện các bài tập thư giãn và thở sâu mỗi ngày khoảng vài lần trong tuần đầu tiên sau khi hoàn thành ca phẫu thuật. Khi ngồi hãy nhắm mắt, sau đó hít thở sâu khoảng 4 - 5 lần để cơ bắp từ từ thư giãn;
-
Sau khi phẫu thuật âm hộ, bệnh nhân có thể bị táo bón. Lúc này người bệnh hãy thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường bổ sung nước và sử dụng thuốc không kê đơn. Trước khi dùng thuốc bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ;
-
Hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng, táo bón và giảm cảm giác đau. Nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Tóm lại để vết thương sau phẫu thuật cắt âm hộ có thể được hồi phục hoàn toàn thì cần phải dành ra vài tuần chăm sóc và nghỉ dưỡng. Khi xuất hiện các bất thường như đau đớn, chảy dịch từ vết mổ, dịch có mùi hôi, sốt cao,... thì người bệnh cần đi tái khám ngay.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
Các tin khác
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam giới như thế nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn? Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Tình dục ảo - cạm bẫy nguy hiểm Thứ Năm, 07/03/2024, 12:00
- Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Năm, 07/03/2024, 00:00
- CÁCH SỬ DỤNG BAO CAO SU NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH LẬU Ở CẢ NAM VÀ NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- Lần đầu làm “chuyện ấy” nên kết thúc như thế nào? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ GẦN NGÀY KINH NGUYỆT LIỆU CÓ KHẢ NĂNG MANG THAI? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00