Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
Khi mang thai, bạn có thể trải qua những cảm xúc thăng trầm. Một số phụ nữ vui mừng, ngạc nhiên trước sự thay đổi của cơ thể mình. Tuy nhiên, một số phụ nữ khác lại cảm thấy khó chịu khi mang thai, mệt mỏi trầm trọng, thay đổi tâm trạng và thường xuyên lo lắng. Nhưng làm thế nào để kiểm soát sự lo lắng của mình? Bạn tham khảo trong bài viết sau nhé
Các cơn lo âu khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn muộn và nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Khi tâm trạng lo lắng thường xuyên, càng để lâu mà không có biện pháp để thay đổi, bạn có thể thấy rằng suy nghĩ của mình sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống, nghề nghiệp và bản thân cá nhân bạn. Lo âu là sự bùng phát của căng thẳng, thường là một trạng thái tâm trí rối loạn. Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải trải qua những cơn lo âu do áp lực sinh nở, các vấn đề sức khỏe khi mang thai và do tâm trạng thất thường liên tục.
Nguyên nhân gây tình trạng lo âu khi mang thai là gì?
Khi mang thai, các yếu tố bên trong có thể là nguyên nhân phụ nữ cảm thấy lo âu như thay đổi nội tiết tố, chứng khó ngủ hoặc yếu tố gia đình có người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài tác động đến tâm lý phụ nữ mang thai: đã từng bị sảy thai trước đây, thiếu sự quan tâm của người thân trong gia đình, các lý do khiến bạn có thể lo lắng về sức khỏe của đứa con tương lai, trải nghiệm sinh nở hoặc gánh nặng tài chính khi sinh con,...
Các triệu chứng của cơn lo âu khi mang thai là gì?
Các cơn lo âu khi mang thai ban đầu có thể xuất hiện như một vấn đề nhẹ, nhưng nếu không được điều trị, có thể phát triển thành một vấn đề nghiêm trọng. Chứng rối loạn lo âu ở phụ nữ mang thai được chia thành 3 dạng chính, đó là:
- Rối loạn hoảng sợ: Đây là tình trạng khi mẹ bầu thường xuyên trải qua các cơn hoảng sợ, lo lắng mà không có lý do cụ thể. Những triệu chứng đi kèm có thể bao gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn và tay chân run rẩy.
- Rối loạn lo âu tổng quát: Chứng loại rối loạn này khiến mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng và không thoải mái khi đối mặt với những tình huống bình thường của cuộc sống hàng ngày.
- Hội chứng ám ảnh: Mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi đối mặt với những đối tượng hoặc tình huống không mang tính đe doạ.
Rất dễ nhận biết một phụ nữ mang thai có có biểu hiện rối loạn lo âu khi mang thai. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé, gia đình cần quan sát để tránh nhầm lẫn bệnh lý này với các triệu chứng trong thời kỳ mang thai. Một số triệu chứng rối loạn lo âu ở thời kỳ mang thai:
- Thường xuyên có cảm thấy bồn chồn, lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân và không thể kiểm soát.
- Mất tập trung vào một việc nào đó.
- Luôn cảm thấy bất an, lo lắng về sự phát triển của thai nhi, về mối quan hệ với người xung quanh.
- Liên tục đổ mồ hôi ở các bộ phận như tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể mặc dù trời không nóng.
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, khó ngủ
- Tim đập nhanh, nhịp tim đập nhanh, có thể huyết áp tăng cao.
Rối loạn lo âu khi mang thai có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu là vấn đề tiêu cực về tâm lý, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn có thể gây hại cho thai nhi. Nếu không được phát hiện và khắc phục sớm, nó có thể gây ra những tác hại như:
Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Tình trạng rối loạn lo âu thường trải qua tình trạng căng thẳng, lo lắng, bất an liên tục gây suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, những phụ nữ mắc chứng rối loạn lo âu khi đang mang thai có nguy cơ cao gặp các vấn đề như huyết áp cao, đau lưng, trầm cảm sau sinh, và nguy hiểm hơn là dẫn đến tự tử sau khi kết thúc việc sinh nở.
Ảnh hưởng tới thai nhi: Thai nhi có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ thông qua hệ thống hormon và dẫn truyền thần kinh. Sự lo lắng, căng thẳng của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của em bé trong tử cung và sau khi sinh ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh ra từ các mẹ bị rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ và các vấn đề phát triển khác như tăng động giảm chú ý, kém tập trung, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động, trầm cảm ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc chứng rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi gây ra tình trạng sảy thai, sinh non, chết thai,... Đứa trẻ sau khi sinh ra có khả năng cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc có các khuyết tật ở bộ phận môi, lưỡi, bàn tay,...
(Ảnh: internet)
Tôi nên đối phó với sự lo âu khi mang thai như thế nào?
Mối lo ngại về việc sự lo âu hay căng thẳng có tác động tiêu cực đến em bé hay không có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn. Khi mang thai, bạn có thể cảm thấy lo lắng, sau đó bắt đầu lo lắng không biết điều này có ảnh hưởng đến con mình hay không, dẫn đến lo lắng càng lớn hơn. Rất khó có khả năng em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng của bạn, đặc biệt nếu bạn nhận được sự điều trị và hỗ trợ thích hợp. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp và xác định cách kiểm soát các triệu chứng lo âu của bạn càng nhiều càng tốt. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể đối phó với tình trạng lo âu khi mang thai:
1. Bài tập thở: Nhắm mắt lại và đặt tay lên bụng. Hãy hít một hơi thật sâu. Khi bạn thở, hãy cảm nhận cơ bụng giãn ra và co lại. Hít thở sâu có khả năng giúp bạn bình tĩnh cũng như thúc đẩy các giác quan của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được sự ổn định trong nhịp tim, sự an tâm và cả sự yên tĩnh dẫn đến một giấc ngủ yên bình.
2. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng: Ngoài trái cây và rau quả, hãy đảm bảo bổ sung nhiều protein trong chế độ ăn uống của bạn. Các axit amin trong protein hỗ trợ giải phóng các chất làm dịu thần kinh trong cơ thể, từ đó làm giảm mức độ lo lắng. Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian mang thai.
3. Tập thể dục: Các bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, thiền, một số động tác yoga,...) dành cho bà bầu đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự lo lắng khi mang thai. Tập thể dục giúp tăng cường thần kinh và cơ bắp, từ đó giúp cơ thể đối phó với sự lo âu. Bạn cần chú việc việc tập luyện khi mang thai cần có tư vấn hướng dẫn của người hướng dẫn hoặc huấn luyện viên để đảm bảo an toàn.
4. Giao tiếp: Mức độ lo âu cao khi mang thai có thể dẫn đến trầm cảm, gây nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Vì vậy, việc chia sẻ những lo lắng của bạn với chồng, người thân tin tưởng là một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết nỗi lo lắng khi mang thai.
5. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Các buổi học thư giãn (như massage, nghe nhạc, chuẩn bị làm mẹ,...) dành riêng cho mẹ bầu để giải tỏa căng thẳng, stress, tránh được những áp lực không cần thiết.
6. Tạo môi trường sống thoải mái, sạch sẽ, quan tâm lẫn nhau trong gia đình để đảm bảo tâm trạng của mẹ khi mang thai em bé được ổn định.
7. Khám thai định kỳ: để biết tình trạng, sức khỏe của thai nhi từ đó tránh được những lo lắng không đáng có.
Trường hợp nếu bạn cảm thấy rằng tình trạng lo âu đang trở nên quá nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, và các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ tâm lý và điều trị kịp thời.
TSBT tổng hợp
Nguồn: Boldsky.com; trilieutamly.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- TẠI SAO KHÔNG NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC 18 TUỔI ? Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam giới như thế nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn? Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00