Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases - STDs) rất phổ biến. Bài viết sau cung cấp một số thông tin về chẩn đoán bệnh để các bạn tìm hiểu nhé
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu (Venereal Disease - VD) là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục không bảo vệ, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn.
- Nguyên nhân gây bệnh do các vi sinh vật và ký sinh trùng sống trên da hoặc sống trong dịch cơ thể như dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu,... Cụ thể:
+ Bệnh do virus: như HIV/AIDS, Viêm gan B, HPV (nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà, mụn cóc sinh dục). Bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát được ở mức độ nhất định bởi virus khi đã bị nhiễm sẽ theo người bệnh đến suốt cuộc đời.
+ Bệnh do vi khuẩn: Chlamydia, bệnh lậu, bệnh giang mai
+ Bệnh do nấm: bệnh do nấm Candida albican là phổ biến nhất.
+ Bệnh do ký sinh trùng: rận mu, bệnh ghẻ.
Các tác nhân gây bệnh (Ảnh minh họa: internet)
2. Chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
2.1. Chẩn đoán trên triệu chứng bệnh và kết quả các xét nghiệm
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các STD sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Để chẩn đoán một người bị mắc STD, bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu của bệnh và một số xét nghiệm cần thiết.
- Một số triệu chứng phổ biến thường gặp:
- Âm đạo hoặc dương vật xuất hiện dịch bất thường
- Bộ phận sinh dục hoặc hậu môn có hiện tượng đỏ, ngứa, nổi mụn cóc hay thậm chí là vết lở loét bất thường
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu rát,...
- Phụ nữ không đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng hay bị đau bụng
Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám kiểm tra có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp, người mang mầm bệnh nhưng không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, nếu không đi khám kiểm tra sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Các xét nghiệm chẩn đoán STDs:
Tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện làm các xét nghiệm chẩn đoán, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có những chỉ định làm xét nghiệm đối với từng bệnh STD.
- Nhuộm soi tìm tác nhân gây bệnh từ các bệnh phẩm (dịch vết loét, chỗ tổn thương, dịch tiết sinh dục,…): ví dụ như tìm xoắn khuẩn giang mai, song cầu khuẩn lậu, viêm âm đạo do nấm Candida, do trùng roi,…
- Làm xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi Polymerase): như chẩn đoán bệnh lậu, tầm soát bệnh Chlamydia, sùi mào gà, bệnh hạ cam,…
- Xét nghiệm VDRL (Venereal Disease Research Laboratory)/TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutinations Assay – phản ứng ngưng kết hồng cầu có gắn xoắn khuẩn giang mai): chẩn đoán bệnh giang mai
- Xét nghiệm viêm gan B: HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM
- Xét nghiệm kháng thể/ kháng nguyên P24 chẩn đoán HIV
- Các xét nghiệm khác tùy theo tình trạng của từng loại bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Tất cả người bệnh mắc bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều cần được tư vấn và đề nghị xét nghiệm tự nguyện HIV. Đặc biệt chú ý đến các người bệnh mắc bệnh giang mai có triệu chứng, herpes sinh dục, sùi mào gà ở tình trạng nặng hoặc lan toả, hạ cam, nấm Candida hầu họng và các bệnh STD khác không đáp ứng với điều trị thông thường, các trường hợp bệnh có biểu hiện lâm sàng nặng và hay tái phát.
Ngoài ra, xét nghiệm chẩn đoán STDs cũng được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ có ý định mang thai, đang trong thai kỳ hoặc những người đã từng có quan hệ không an toàn với người mắc STD.
2.2. Những lưu ý khi đi làm xét nghiệm chẩn đoán STD là gì?
Để thực hiện xét nghiệm an toàn và cho kết quả chính xác cao, trước khi tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán STD, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Không được thụt rửa bộ phận sinh dục hay giao hợp trong vòng ít nhất 24 giờ.
- Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị chảy máu âm đạo thì không được làm xét nghiệm này.
- Ghi lại đầy đủ những triệu chứng mà mình gặp phải để báo cáo với bác sĩ khi thăm khám.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng
- Tham khảo kỹ về những quy định hoặc những điều cần tránh trước khi đến phòng khám hoặc xin thông tin từ bác sĩ trong quá trình thăm khám.
- Đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa được cấp phép.
Xem thêm: Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục - những điều cần biết
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục – Bộ Y tế; Vinmec.com; bookingcare.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam giới như thế nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn? Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Tình dục ảo - cạm bẫy nguy hiểm Thứ Năm, 07/03/2024, 12:00
- Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Năm, 07/03/2024, 00:00
- CÁCH SỬ DỤNG BAO CAO SU NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH LẬU Ở CẢ NAM VÀ NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- Lần đầu làm “chuyện ấy” nên kết thúc như thế nào? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ GẦN NGÀY KINH NGUYỆT LIỆU CÓ KHẢ NĂNG MANG THAI? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00