TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Tuyến Bartholin là gì? Viêm tuyến Bartholin có tự khỏi được không và nên làm gì khi mắc bệnh lý này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều này nhé
1. Tuyến Bartholin và viêm tuyến Bartholin là gì?
- Tuyến Bartholin tròn, rất nhỏ bằng hạt đậu (khoảng 0,5cm), không sờ thấy và nằm sâu phía sau mỗi bên âm đạo (môi âm hộ) của người phụ nữ nên thuộc cơ quan sinh dục ngoài. Nó có nhiệm vụ tiết ra chất nhờn giúp duy trì độ ẩm của bề mặt tiền đình, niêm mạc âm đạo và bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục.
- Viêm tuyến Bartholin là tình trạng xảy ra khi ống tuyến Bartholin bị tắc nghẽn gây tuyến to ra chứa dịch nhầy và hình thành nên u nang tuyến (âm hộ). U nang có thể bị nhiễm khuẩn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành khối áp xe.
- Nang hoặc ápxe tuyến Bartholin được biết thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 20 - 30 tuổi. Nếu phát hiện tuyến Bartholin sưng to ở những phụ nữ trên 40, cần phải sinh thiết để loại trừ ung thư tuyến Bartholin (tỉ lệ khoảng 1 - 2% trong tất cả các khối u ác tính vùng âm hộ).
2. Nguyên nhân viêm tuyến Bartholin
Nguyên nhân gây tắc nghẽn tuyến ống Bartholin có thể:
- Do vi khuẩn: lậu cầu, hoặc các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu hoặc trực khuẩn Chlamydia từ viêm âm hộ nhiễm khuẩn lan đến tuyến Bartholin.
- Do chấn thương, quan hệ tình dục thô bạo hay một tác nhân nào đó làm tổn thương ống tuyến và gây viêm tuyến Bartholin.
3. Dấu hiệu viêm tuyến Bartholin là gì ?
Hầu hết các u nang tuyến Bartholin đều không có biểu hiện gì nên khó có thể nhận biết. Nhưng các u nang lớn có thể gây kích ứng, gây tức nặng hoặc đau đớn và cản trở quan hệ tình dục hoặc đi lại. Hầu hết các u nang đều không cứng, thường ở một bên và sờ thấy ở gần lỗ âm đạo. Các u nang làm căng môi lớn bị thương tổn, gây ra tình trạng mất cân đối âm hộ.
Có 2 hình thái viêm cấp và mạn tính.
3.1. Viêm tuyến Bartholin cấp tính: Đau ở vùng âm hộ, thường dau một bên, đi đứng đều đau. Lúc đầu có thể chỉ sưng viêm tại chỗ, sau có thể lan ra xung quanh, phát triển thành mủ và dễ tạo thành áp xe trong khoảng 2 - 4 ngày.
Khi nang tuyến bị nhiễm trùng sẽ gây sưng tấy, đau, thậm chí gây sốt. Tình trạng viêm nhiễm làm cho tuyến Bartholin không thể tiết ra chất nhờn nên phụ nữ dễ có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục và bị kích thích bàng quang. Hệ quả của tình trạng này chính là rối loạn tiểu tiện.
3.2. Viêm tuyến Bartholin mạn tính: Xảy ra sau đợt điều trị viêm tuyến Bartholin cấp không triệt để. Có thể xuất hiện sau kinh nguyệt, mệt mỏi, sau giao hợp tuyến lại sưng to lên, nắn thấy rắn, đau ít, có thể có ít mủ chảy ra.
4. Làm thế nào để phát hiện bệnh?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán u nang tuyến Bartholin thường bằng cách khám âm hộ, lấy dịch tiết ra từ u nang (nếu có) để phát hiện các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, dịch từ ổ abcess để nuôi cấy. Đối với phụ nữ > 40 tuổi, một số chuyên gia khuyên nên sinh thiết để loại trừ ung thư biểu mô tuyến Bartholin hoặc ung th2. Bị viêm tuyến Bartholin có tự khỏi được hay không và nên làm gì?
5. Viêm tuyến Bartholin có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?
Do bị bệnh ở vùng kín nên nhiều chị em ngại ngùng không muốn đi khám. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh lý này có khả năng tự khỏi hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhất là kích thước và khả năng nhiễm trùng.
- Khi nang tuyến nhỏ, không có triệu chứng thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm có các triệu chứng gây khó chịu và cản trở sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng như quan hệ tình dục thì cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời, tránh hậu quả ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe sinh sản sau này.
Các dấu hiệu cần đi khám ngay:
- Bẹn có hiện tượng nổi hạch kèm theo sốt.
- Sờ thấy cục u nang ở cửa mình và thấy có mủ chảy ra từ đây.
- Phụ nữ trên 40 tuổi có khối u mới được phát hiện ở gần cửa âm đạo.
Ảnh minh họa: Thủ thuật bóc tách nang tuyến Bartholin (Ảnh: internet)
6. Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào đối với bệnh lý viêm tuyến Bartholin?
Tùy tình trạng viêm tuyến Bartholin và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp:
- Trường hợp nang tuyến Bartholin sưng và viêm nhẹ có thể dùng nước nóng chườm, rửa nhiều lần ở vùng kín để kích thích làm cho nang nhanh vỡ và giảm bớt triệu chứng khó chịu do nang gây ra. Ngoài ra, người bệnh được dùng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau chống viêm theo đơn của bác sĩ.
- Trường hợp nang tuyến Bartholin đã lớn về kích thước và hình thành áp xe gây nên triệu chứng chảy mủ, sưng đau, nhiễm trùng: Điều trị bằng thủ thuật rạch hoặc bóc tách nang tuyến Bartholin kèm thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh.
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu Sản phụ khoa (ĐHY Hà Nội); msdmanuals.com; medlatec.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- TẠI SAO KHÔNG NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC 18 TUỔI ? Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục ở nam giới như thế nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn? Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00