Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người nhiễm HIV. Vậy đồng nhiễm lao ở người nhiễm HIV là gì? Làm sao để dự phòng lao cho người nhiễm HIV?
1. Bệnh lao là gì?
- Bệnh lao (Tuberculosis – TB) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), thường gây bệnh ở phổi.
- Bệnh lan truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh đang bị bệnh lao phổi giai đoạn tiến triển.
- Chỉ khoảng 5-10% những người bị nhiễm lao sẽ phát triển bệnh lao trong đời.
- Triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm: ho, đôi khi có đờm, hoặc ho ra máu, đau ngực, suy nhược, gầy sút, sốt và ra mồ hôi về đêm.
- Bệnh lao vẫn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên thế giới.
- Bệnh lao không di truyền. Bệnh lao có thể phòng và chữa khỏi nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách.
(Ảnh: internet)
2. Bệnh lao đồng nhiễm HIV
- Bệnh lao là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở người nhiễm HIV, số liệu thống kê trên thế giới năm 2022 có hơn 1/4 số ca tử vong liên quan đến HIV (167.000 ca) trực tiếp do bệnh lao.
- Lao đồng nhiễm HIV là bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV do hệ thống miễn dịch bị suy giảm bởi virus HIV nên vi khuẩn lao dễ dàng tấn công và phát triển thành bệnh lao.
- Những người bị lao đồng nhiễm HIV có biểu hiện của cả 2 chứng bệnh này trên cùng một cơ thể, do đó bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với người không bị nhiễm HIV mắc lao.
3. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV:
- Người bệnh có tiền sử điều trị bệnh lao
- Có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm lao
- Có tiền sử chữa bệnh trong các cơ sở cai nghiện hoặc ở trại giam
- Có tình trạng suy dinh dưỡng, có tiền sử nghiện rượu và ma túy.
4. Triệu chứng Lao đồng nhiễm HIV
Những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh:
- Ho: triệu chứng kéo dài, ho có thể khạc ra đờm và lẫn máu;
- Sốt nhẹ về chiều
- Sút cân không rõ lý do;
- Ra mồ hôi trộm (ban đêm đổ nhiều mồ hôi);
- Các biểu hiện khác: cơ thể uể oải, mệt mỏi, đau tức ngực, mất cảm giác ăn ngon,…
(Ảnh: Osaka)
5. Làm thế nào để phát hiện được bệnh lao đồng nhiễm HIV ở người bệnh?
Khi một người có các yếu tố nguy cơ và biểu hiện triệu chứng như trên cần tới cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm (xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, chụp X-quang phổi,…) để chẩn đoán chính xác bệnh và được điều trị kịp thời.
6. Phòng ngừa lao đồng nhiễm HIV
- Người bệnh cần có thái độ sống tích cực, lành mạnh và giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan, vui vẻ.
- Giảm nguy cơ nhiễm lao trong môi trường sống tại gia đình khi người bệnh bị mắc lao:
+ Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị;
+ Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh: người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên cửa ra vào, cửa sổ...) có ánh nắng; thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn màn.
(Ảnh: Osaka)
- Cần lưu ý tới các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là các triệu chứng lâm sàng điển hình ở thể lao thực sự. Theo dõi và thăm khám, tầm soát định kỳ bệnh lao.
- Người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc đang điều trị ARV đã được loại trừ mắc bệnh lao và thuộc một trong các nhóm (Người lớn và trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên; Trẻ dưới 12 tháng tuổi có tiền sử tiếp xúc với người bệnh bị bệnh lao phổi; Trẻ em đã hoàn thành điều trị bệnh lao) có thể xem xét điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid (INH hoặc H) trong 6 tháng hoặc phác đồ điều trị dự phòng khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Tiêm vắc-xin phòng lao BCG (Bacille calmette - Guerin) cho trẻ không nhiễm HIV là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi; trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng của bệnh HIV/AIDS giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao.
+ Lưu ý: Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ không được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con và/hoặc trẻ nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng của HIV/AIDS vì nhiễm HIV sẽ gây ra các phản ứng có hại tăng gấp 2 lần khi tiêm.
Xem thêm: 30 câu hỏi và giải đáp về bệnh lao, lao HIV/AIDS, lao kháng thuốc
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu Chương trình chống lao Quốc gia – BYT; Suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- TÌNH DỤC VÀ MÃN KINH Thứ Sáu, 22/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- TẠI SAO KHÔNG NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC 18 TUỔI ? Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00