Kiểu gắn bó của bạn ảnh hưởng đến chuyện tình cảm như thế nào? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
Kiểu gắn bó của bạn là gì, và sẽ ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ giữa bạn và nửa kia? Phát triển và định hình từ giai đoạn đầu đời cho đến khi trưởng thành, mỗi người chúng ta đều có cách thể hiện sự gắn bó khác nhau.
Theo như thuyết gắn bó (attachment theory) sơ khai nhất được giới thiệu bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby, bao gồm 4 kiểu:
Thử bài kiểm tra để xác định kiểu gắn bó của mình tại đây.
Những nhu cầu gắn bó này sẽ ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ xung quanh và quyết định sự bền vững của chúng, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Vậy kiểu gắn bó của bạn là gì, và sẽ ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ giữa bạn và nửa kia?
Những dấu hiệu tâm lý thường gặp của từng kiểu gắn bó
Qua nhiều nghiên cứu phân loại về sau, có 2 kết luận phổ biến nhất, đó là:
Sự gắn bó được chia thành 4 kiểu: Theo nghiên cứu của Bartholomew và Horowitz RQ (1991), con người thuộc một trong bốn kiểu gắn bó với các biểu hiện tâm lý như sau.
1. Gắn bó an toàn (Secure)
- Có chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao, có thể chuyển hóa cảm xúc một cách thỏa đáng và mang tính xây dựng cho mối quan hệ.
- Trao và nhận những biểu hiện thân mật một cách lành mạnh.
- Có thái độ và cách giao tiếp tích cực.
- Luôn cảm thấy an tâm dù ở một mình hay với nửa kia.
- Tìm cách giải quyết những vấn đề, chướng ngại thay vì đổ lỗi, công kích đối phương
2. Gắn bó lo âu (Anxious-Preoccupied)
- Có xu hướng cảm thấy lo âu và thiếu an toàn trong tất cả các mối quan hệ.
- Dễ bị áp lực từ những chuyện có thật lẫn suy diễn, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực: ghen tị, đeo bám, nhạy cảm thái quá, kiểm soát thái quá...
- Tiếp nhận những lời nói và hành động của người khác theo cách tiêu cực.
- Liên tục tìm kiếm sự đảm bảo và chấp nhận từ người khác.
- Trầm trọng, kịch tính hoá tình trạng mối quan hệ của mình.
- Không thích ở một mình.
3. Gắn bó né tránh (Dismissive-Avoidant)
- Có xu hướng độc lập trong hành vi và cảm xúc.
- Đặt những mục tiêu cá nhân lên trên mối quan hệ tình cảm.
- Né tránh sự thân mật về thể xác lẫn tình cảm.
- Có vấn đề về sự cam kết. Thường chọn độc thân hơn, hoặc dù đã xác định mối quan hệ/ kết hôn thì vẫn đề cao tính tự chủ lên trên tất cả.
- Có nhiều mối quan hệ nhưng ít cái nào thật sự thân thiết.
- Một số có khuynh hướng gây hấn thụ động (passive aggressive) hoặc ái kỷ (narcissistic).
4. Gắn bó lo âu - né tránh (Fearful-Avoidant)
- Từng trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời liên quan đến việc bạo hành, bỏ rơi, hoặc chưa vượt qua nỗi đau mất mát.
- Luôn khao khát sự thân mật nhưng lại luôn chối bỏ nó, cuối cùng dẫn đến xung đột nội tâm.
- Luôn ngờ vực ý định, hành vi của người khác (gắn bó lo âu).
- Giữ khoảng cách với mọi người, ít có mối quan hệ nào thật sự thân thiết (gắn bó né tránh).
Hoặc, sự gắn bó được chia làm 2 xu hướng:
Nghiên cứu phân loại của bác sĩ tâm lý Tiago Zortea và đồng nghiệp tại Đại học Glasgow cho rằng, một người thường có những dấu hiệu của nhiều kiểu gắn bó khác nhau chứ không chỉ một kiểu nhất định. Dựa trên quy chuẩn "Bảng câu hỏi phân loại các mối quan hệ" (Relationship Styles Questionnaire), họ phân loại thành 2 xu hướng gắn bó:
Nhìn chung, cả hai kết luận vẫn thống nhất với nhau ở nhiều điểm. Bạn có thể tuỳ chọn kết luận phù hợp để xác định kiểu gắn bó của mình và người xung quanh.
Các kiểu gắn bó ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn như thế nào?
Kiểu gắn bó khác nhau tạo ra những nhu cầu khác nhau trong mối quan hệ. Xác định được điểm khác biệt của nhau sẽ giúp cả hai bên cải thiện và giữ mối quan hệ bền lâu. Cụ thể, các kiểu gắn bó tạo ra khác biệt rõ rệt nhất trong 3 khía cạnh.
Mức độ cam kết
Sự cam kết là nền tảng xây dựng và phát triển một mối quan hệ lâu dài. Chúng ta thường cam kết khi đã trải qua mọi sự cân nhắc về đối phương và bản thân. Theo nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kiểu gắn bó đến với mức độ cam kết, những người gắn bó an toàn được đánh giá cao nhất về yếu tố này. Ngược lại, những người có kiểu gắn bó né tránh thường có vấn đề về mức độ cam kết.
Cụ thể, những người gắn bó né tránh thường dễ dàng đi đến quyết định chấm dứt mối quan hệ tình cảm một khi họ cảm thấy những mục tiêu của mình đang bị đảo lộn. Hoặc, nửa kia của họ cảm thấy không được trân trọng và ưu tiên nên sẽ là người chấm dứt trước.
Mức độ tin tưởng và ghen tuông
Sự tin tưởng và ghen tuông trong một mối quan hệ tác động lẫn nhau và đều chịu ảnh hưởng bởi kiểu gắn bó của mỗi người. Những người gắn bó lo âu thường xuyên cảm thấy ghen tuông và mất niềm tin vào nửa kia, thậm chí có xu hướng cố tình làm nửa kia ghen.
Ngược lại, kiểu người gắn bó né tránh thường không cảm thấy buồn hay lo sợ khi ghen. Còn những người gắn bó an toàn thường ít khi ghen tuông quá mức, vì họ không cần chu cấp sự đảm bảo liên tục từ đối phương để có thể tin tưởng.
Những kiểu gắn bó khác nhau nếu không đặt ra giới hạn chung thường đi đến sụp đổ bởi sự ghen tuông không được hóa giải.
Mức độ thân mật: Theo nghiên cứu, 4 điều kiện tiên quyết để đạt được mức độ thân mật trong một mối quan hệ là:
- Khả năng tìm kiếm sự quan tâm
- Khả năng cho đi sự quan tâm
- Khả năng cảm thấy thoải mái với chính mình
- Khả năng thương lượng trong mối quan hệ
Mỗi kiểu gắn bó sẽ có mức độ đáp ứng khác nhau về 4 điều kiện này. Ta có thể học hỏi sự cân bằng từ kiểu người gắn bó an toàn. Nhờ khả năng kết nối, giao tiếp và thể hiện những giá trị của bản thân, họ thường đạt được mức độ thân mật cao, kể cả ở những mối quan hệ bạn bè.
Kết
Có vẻ như những người có thiên hướng gắn bó an toàn trông giống như "nửa kia hoàn hảo". Tuy nhiên, luôn có con đường giúp những cặp đôi thuộc các kiểu gắn bó khác đạt được mối quan hệ như ý. Sự nhận thức, sẻ chia, đồng cảm và sẵn lòng phát triển bản thân sẽ là chìa khóa giúp cho phần lớn chúng ta vượt qua những rào cản về tính cách.
Nguồn https://vietcetera.com/vn/kieu-gan-bo-anh-huong-den-moi-quan-he-cua-ban-nhu-the-nao
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mệt mỏi với đủ kiểu lời khuyên: Nên chọn nghe gì? Thứ Năm, 09/05/2024, 11:00
- Khôn ngoan đến mấy cũng trở nên ngốc nghếch khi yêu Thứ Sáu, 26/04/2024, 12:00
- Những chủ đề bạn thân khác giới không nên nói với nhau? Thứ Sáu, 26/04/2024, 00:00
- Phụ nữ hạnh phúc trong hôn nhân đều hiểu được 8 nguyên tắc này, điều thứ 2 đơn giản nhưng mấy ai để tâm Thứ Năm, 25/04/2024, 14:00
- Sự thật về “bạn thân khác giới”? Thứ Năm, 25/04/2024, 00:00
- Giúp trẻ kết bạn: Cha mẹ có thể làm gì? Thứ Ba, 23/04/2024, 00:00
- Bạn thân khác giới có nên không? Thứ Hai, 22/04/2024, 00:00
- Liệu có tình bạn 'trong sáng' giữa nam và nữ? Chủ Nhật, 21/04/2024, 00:00
- 7 quy tắc không thể thương lượng mà tất cả các cặp vợ chồng nên tuân theo Thứ Bẩy, 20/04/2024, 00:00
- Tại sao con cái trưởng thành lại có ý nghĩa với bạn? Thứ Sáu, 19/04/2024, 00:00
- Hãy yêu thương cân bằng, vì tất cả đều là con của cha mẹ! Thứ Năm, 18/04/2024, 15:00
- Làm gì để vượt qua hội chứng uể oải sau kỳ nghỉ lễ ‘dài như tết’? Thứ Năm, 18/04/2024, 12:00