Bệnh cường giáp trong thai kỳ - điều trị như thế nào cho an toàn? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi. Vậy khi bị cường giáp trong thai kỳ, cần điều trị như thế nào để an toàn cho cả mẹ và em bé?
1. Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp ảnh hưởng thế nào với cơ thể?
Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình bướm ở phía dưới cổ, có chức năng tạo ra các hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp có trách nhiệm chính trong kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.
Đối với thai nhi, hormone tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não nói riêng và hệ thần kinh nói chung. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của mẹ. Ở tuần thứ 12 tuyến giáp của bé bắt đầu tự hoạt động nhưng không tạo ra đủ lượng hormone và vẫn cần hormone tuyến giáp của mẹ cho tới tuần thứ 18 – 20. Như vậy, hormone tuyến giáp của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong 3 - 5 tháng đầu.
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp tăng. Bệnh cường giáp gây ra các biến chứng về tim mạch, tăng chuyển quá hóa mức...
Cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người bị mắc bệnh tuyến giáp. Khi mang thai, người phụ nữ có thể có các rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp hơn bình thường do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố... Hơn nữa, do các rối loạn chức năng tuyến giáp xảy ra chủ yếu ở nữ giới độ tuổi sinh sản nên tỷ lệ cường giáp trong thai kỳ khá cao.
2. Dấu hiệu bệnh cường giáp trong thai kỳ
Một số dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai mắc bệnh cường giáp gồm: Tim đập nhanh hơn và không đều, không chịu được nhiệt độ nóng và lạnh, thường xuyên mệt mỏi, run tay, tăng hoặc giảm cân bất thường.
Có thể lý giải hiện tượng trên như sau: Khi bị cường giáp, nồng độ hormon thyroxin trong máu người mẹ rất cao, gây ra các triệu chứng điển hình như tay run, tim đập nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, thậm chí khi là suy tim..
Vì vậy, các bác sĩ khuyên những phụ nữ bị cường giáp tốt nhất hãy chữa điều trị bệnh cường giáp triệt để rồi mới có thai. Không nên có thai khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển.
3. Ảnh hưởng của bệnh cường giáp trong thai kỳ với thai phụ và thai nhi
3.1. Ảnh hưởng tới thai phụ
Khi bị bệnh cường giáp, sản phụ phải đối mặt với những nguy cơ như:
- Tiền sản giật: Tình trạng tăng huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh, có thể gây suy tim hoặc các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ.
- Nhau bong non: Tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh.
- Suy tim: Suy giáp ảnh hưởng đến chức năng tim khiến tim không bơm đủ máu cho cơ thể dẫn đến suy tim.
- Bão tuyến giáp: Tình trạng hiếm gặp có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ hoặc gây nguy cơ cao bị suy tim.
3.2. Ảnh hưởng tới thai nhi
Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi. Cụ thể, khi nồng độ hormon thyroxin trong máu người mẹ rất cao cũng đi vào thai nhi với nồng độ cao và dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể gây dị tật, dị dạng thai.
Do đó, cường giáp trong thai kỳ có thể khiến thai nhi mắc các nguy cơ như: Sinh non, nhẹ cân, sảy thai, bướu cổ, phù thai dẫn đến thai lưu. Một số trường hợp có thể sinh non, sảy thai. Trẻ sinh ra có thể bị: Rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh – vận động của trẻ về sau.
4. Điều trị bệnh cường giáp trong thai kỳ như thế nào?
Trường hợp cường giáp trong thai kỳ nhẹ (ít triệu chứng, nồng độ hormone Thyroxin tăng nhẹ) thông thường sẽ được theo dõi chặt chẽ mà chưa cần điều trị cho cả mẹ và em bé sau sinh.
Tuy nhiên, khi bị cường giáp trong thai kỳ nặng, cần điều trị thì phải sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Nên lựa chọn là propylthiouracil (PTU) và theo dõi chặt chẽ (xét nghiệm TSH – hormone tuyến giáp hàng tháng) để tránh tình trạng suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ.
Thuốc ức chế bêta giao cảm có thể được dùng để giảm triệu chứng đánh trống ngực và run do cường giáp. Nên dùng liều nhỏ, thông thường loại thuốc này chỉ cần thiết cho đến khi cường giáp được kiểm soát bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.
Thông thường, các thuốc như propylthiouracil và methimazole (MMI) sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, cả hai loại thuốc này có thể đi qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi. Thế nhưng, việc điều trị sẽ được ưu tiên vì nếu không điều trị thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường hơn. Phụ nữ bị cường giáp điều trị bằng các thuốc PTU và MMI có thể cho bé bú. Thuốc PTU thường được ưu tiên hơn vì có nồng độ thấp hơn trong sữa mẹ. Nên điều trị với liều thấp, duy trì FT4 ở giới hạn cao của bình thường sẽ tốt cho thai nhi hơn. Trong quá trình điều trị, thai nhi cần được theo dõi định kỳ về tốc độ phát triển, nhịp tim thai, siêu âm tìm bướu cổ cho thai.
Trường hợp không thể điều trị với thuốc kháng giáp trạng tổng hợp do nguyên nhân dị ứng thuốc, có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ một phần tuyến giáp. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt tuyến giáp cần được cân nhắc hết sức chặt chẽ vì nguy cơ cao trong gây mê, phẫu thuật cho cả mẹ và thai nhi.
5. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc đối với bệnh cường giáp trong thai kỳ
Việc điều trị cường giáp dựa vào các thuốc kháng giáp tổng hợp. Các loại thuốc này đã được sử dụng khá nhiều và được đánh giá có hiệu quả tốt, cải thiện đáng kể tình trạng bệnh cường giáp.
Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc khác, hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như methylthiouracil (MTU), methimazol, thyrozol, carbimazol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi. Do vậy, việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai phải hết sức cẩn thận, chỉ định đúng và liều dùng tối thiểu. Tránh để tình trạng cường giáp chuyển sang trạng thái suy giáp do thuốc bởi 2 vấn đề này đều ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Bạn có thể mua thuốc kích trứng ở đâu? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cho con bú có lợi như thế nào cho bạn và con bạn? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Các loại thuốc tiêm kích trứng phổ biến hiện nay Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cập nhật về hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Quy trình tiêm thuốc kích trứng IUI Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Gonadotropin Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00