Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
Ngày Tết là dịp các gia đình, người thân quây quần bên nhau để chào đón một năm mới nhiều may mắn. Trong không khí đón Tết đủ đầy không thể thiếu những chén rượu xuân. Vài ly rượu mừng khiến mọi người thêm gần gũi, nhưng việc lạm dụng rượu bia có những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe, bao gồm cả vấn đề về “chuyện ấy”.
- Định nghĩa đơn vị cồn tiêu chuẩn
Tác hại đối với sức khỏe chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra. 50 quốc gia đã định nghĩa đơn vị tiêu chuẩn tính theo gam chất cồn tuyệt đối. Cho đến nay, 10 gam là mức phổ thông nhất cho 1 đơn vị cồn tiêu chuẩn (tại 26 quốc gia).
Đơn vị cồn được tính bằng công thức sau: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng) Ví dụ: Cốc bia 0,33 lít với nồng độ cồn 4% sẽ có 10.4 g đơn vị cồn. Cồn nguyên chất có khối lượng riêng là 0.793g/cm3 (ở 200 C). Như vậy, 1 đơn vị tiêu chuẩn (10 gam cồn nguyên chất) tương đương với 3/4 chai hoặc một lon bia 330 ml (5%); 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); 1 cốc bia hơi 330 ml hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
- Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe
Tác hại đối với sức khỏe do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống (là bia hay rượu) mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng hay uống ở mức nguy hại).
Uống rượu bia ở mức nguy hại được định nghĩa là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên (6 đơn vị cồn trở lên).