Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
Trong thời gian mang thai, bà bầu dễ bị táo bón. Khi các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt,... không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai.
1. Tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón. Theo nghiên cứu, có khoảng 16 - 39% phụ nữ bị táo bón vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Bà bầu bị táo bón có thể trong 3 tháng cuối thai kỳ - khi thai nhi nặng nhất, gây áp lực nhiều nhất lên ruột hoặc là trong cả thai kỳ. Đôi khi, sản phụ còn tiếp tục bị táo bón tới 3 tháng sau khi sinh.
Những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị táo bón là:
- Thay đổi hormone: Cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone progesterone hơn khi mang thai. Loại hormone này có tác dụng làm thư giãn ruột nên chúng không hoạt động mạnh để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Tốc độ đào thải chậm lại khiến cơ thể có nhiều thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ thực phẩm. Thức ăn lưu lại trong ruột lâu hơn, ruột già tái hấp thu nước nhiều hơn từ phân, khiến chất thải khô đi, gây khó khăn khi đi tiêu;
- Uống sắt trước khi sinh: Việc bổ sung sắt trước khi sinh giúp cơ thể tạo máu đưa oxy đi khắp cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều sắt sẽ khiến vi khuẩn trong ruột khó phân hủy thực phẩm hơn. Đồng thời, nếu không uống đủ nước để làm mềm chất thải thì bà bầu cũng dễ bị táo bón;
- Thai nhi: Thai nhi phát triển ngày càng lớn khiến tử cung trở nên nặng nề hơn, gây áp lực lên ruột và khiến bà bầu dễ bị táo bón;
- Lối sống: Uống ít nước, vận động ít, không ăn đủ chất xơ,... khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn khi tống đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.
2. Sử dụng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai khi nào?
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà bầu cần xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Đồng thời, thai phụ nên uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, tập thói quen đi tiêu đều đặn,...
Trong trường hợp đã cố gắng thay đổi chế độ ăn và lối sống nhưng không có hiệu quả, bà bầu có thể sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón bà bầu mà cần hỏi ý kiến bác sĩ để nhận lời khuyên phù hợp. Khi dùng thuốc, điều quan trọng nhất là người bệnh cần uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc, tránh bị táo bón dội ngược.
3. Các loại thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai
Khi chỉ định thuốc nhuận tràng cho thai phụ nhóm thuốc ưu tiên sử dụng là: Thuốc nhuận tràng cơ học và thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Nhóm thuốc cần hạn chế sử dụng là thuốc nhuận tràng làm trơn, thuốc nhuận tràng làm mềm phân. Chống chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) cho bà mẹ mang thai để tránh nguy cơ gây co bóp tử cung dẫn tới sảy thai, sinh non.
Sau đây là các loại thuốc có thể sử dụng cho bà mẹ mang thai:
3.1 Thuốc nhuận tràng cơ học
Các hoạt chất có trong nhóm thuốc này gồm: Cellulose, hemicellulose, agar-agar, gomme sterculia,... Đây là loại thuốc không hòa tan, không hấp thu trong ruột, có khả năng tăng hấp thu nước, tăng thể tích phân. Thời gian có tác dụng là sau 1 - 3 ngày.
Các thuốc thường được sử dụng gồm:
- Hoạt chất Methylcellulose với biệt dược Citrucel: Dùng liều 1 - 2g/lần x 1 - 3 lần/ngày;
- Hoạt chất Psyllium với biệt dược Konsyl, Metamucil: Dùng liều 3,5 - 5g/lần x 1 - 3 lần/ngày;
- Hoạt chất Polycarbophil với biệt dược Fibercon: Dùng liều 1g/lần x 1 - 4 lần/ngày.
*Lưu ý: Do cơ chế tạo khối nên thuốc nhuận tràng cơ học có thể gây cản trở hấp thu một số chất. Đồng thời, thuốc có thời gian khởi phát tác động chậm nên chỉ dùng để dự phòng và điều trị bệnh táo bón mãn tính. Loại thuốc này cũng chỉ tác động tại chỗ nên cần ưu tiên sử dụng cho phụ nữ mang thai. Với một số người, thuốc nhuận tràng cơ học có thể gây phình ruột, trung tiện nhiều.
3.2 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Đây là các chất không hấp thu, có tính chất thẩm thấu, gây giữ nước trong lòng ruột. Từ đó, loại thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai này giúp làm giảm triệu chứng táo bón ở bà bầu.
Thời gian khởi phát tác động của thuốc như sau:
- Muối natri, muối magie, sorbitol, glycerin: Dạng thụt trực tràng có thời gian tác động sau khoảng 15 - 30 phút; dạng uống có thời gian tác động sau khoảng 2 - 6 giờ;
- Lactulose, macrogol 4000: Có thời gian tác động sau khoảng 1 – 3 ngày.
Dạng dùng và liều dùng thuốc như sau:
- Các muối natri, magie thường được bào chế thành dạng kết hợp 2 hay nhiều chất như Sorbitol + Natri citrate + nước cất (biệt dược Bibonlax), Monobasic Na phosphat + dibasic Na phosphat (biệt dược Fleet phospho soda);
- Glycerin (biệt dược Rectiofar): Dùng để thụt trực tràng dung dịch 60% với liều 30ml;
- Sorbitol: Dùng dung dịch uống 70% với liều 15ml; dùng để thụt trực tràng dung dịch 25% với liều 120ml;
- Lactulose (biệt dược Duphalac): Dùng liều 1 - 2 gói/ngày, có thể tăng lên tới 4 gói;
- Macrogol 4000 (biệt dược Forlax 4000): Dùng liều 1 - 2 gói/ngày.
*Lưu ý: Không nên sử dụng lâu dài các chế phẩm từ muối natri cho những phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Bên cạnh đó, muối phosphat làm giảm calci huyết và tăng phosphat huyết. Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng muối phosphat cho người mắc bệnh tim, co giật, giảm calci huyết.
3.3 Thuốc nhuận tràng làm trơn
Dầu parafin trong thuốc là chất có độ nhớt cao, có tác động chủ yếu ở ruột già. Thuốc giúp làm phân trong ruột trơn hơn, làm giảm căng thẳng do đi tiêu ở người bệnh tim mạch.
Thời gian khởi phát tác dụng là sau khoảng 1 - 3 ngày.
Nên hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng làm trơn cho phụ nữ mang thai vì:
- Dầu parafin ảnh hưởng tới sự hấp thu các loại thuốc tan trong dầu và các loại vitamin tan trong dầu;
- Không nên uống dầu parafin trước khi đi ngủ hoặc ở tư thế nằm (vì nếu dầu parafin đi qua đường hô hấp sẽ gây ra bệnh viêm phế quản không điển hình).
3.4 Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
Muối docusate trong thuốc là các chất diện hoạt, có tác dụng nhũ hóa khối phân, làm mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn nhau trong phân. Thuốc được sử dụng để tránh phản xạ rặn ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, sau phẫu thuật,...
Thời gian khởi phát tác dụng của thuốc là sau khoảng 1 - 3 ngày.
Liều dùng:
- Phòng ngừa táo bón: Dùng liều 50 - 360mg/ngày (docusate natri), 240mg/ngày (docusate kali);
- Thụt tháo trực tràng: Dùng liều 50 - 120mg.
Thuốc có tác dụng phụ là gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy. Nên hạn chế sử dụng loại thuốc này cho phụ nữ mang thai. Đồng thời, không được sử dụng kết hợp docusate với dầu parafin để tránh gây ngộ độc gan.
Thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng khi những biện pháp khác không hiệu quả. Khi dùng thuốc nếu thai phụ gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, nước tiểu sậm màu,... thì nên báo cho bác sĩ để có phương hướng xử trí kịp thời.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Quy trình tiêm thuốc kích trứng IUI Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Gonadotropin Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Điều cần biết khi dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00