Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
Khả năng sinh sản giảm tự nhiên khi phụ nữ già đi, nhưng sự suy giảm này ít liên quan đến sự lão hóa đang xảy ra đối với xương, da và hầu hết các cơ quan của cơ thể. Tuổi và chất lượng trứng của phụ nữ là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh sản khi phụ nữ già đi. Đó là lý do tại sao phụ nữ ở độ tuổi 50, thậm chí 60 vẫn có thể mang thai đủ tháng bằng cách sử dụng trứng hiến tặng của một phụ nữ trẻ hơn. Điều đó có nghĩa là trứng của người phụ nữ liên quan đến tuổi của người phụ nữ. Thời gian trôi qua, tế bào trứng liên tục suy giảm về số lượng. Khi con gái đến tuổi dậy thì, chỉ còn 300.000 đến 500.000. Phần còn lại đã bị phân hủy và được cơ thể hấp thụ trong một quá trình tự nhiên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về buồng trứng, tuổi tác và khả năng sinh sản ở phụ nữ.
1. Hoạt động của buồng trứng
Mỗi người phụ nữ đều được sinh ra với một số lượng trứng nhất định trong buồng trứng và không tăng lên trong suốt cuộc đời. Số lượng trứng khác nhau ở mỗi người nhưng thông thường trong khoảng từ một đến hai triệu nang trứng. Chúng còn được gọi là tế bào trứng sơ cấp. Các tế bào trứng sơ cấp chưa thực sự được coi là trứng và được bao bọc trong nang trứng để chờ hormone FSH kích thích để phát triển và rụng. Thời gian trôi qua, các tế bào trứng liên tục chết đi. Khi đến tuổi dậy thì, mỗi bé gái chỉ còn khoảng 300.000 đến 500.000 trứng.
Hầu hết các tế bào trong cơ thể con người đều chứa những vật chất di truyền được gọi là nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể chứa ADN và các thông tin di truyền của mỗi chúng ta. Một người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, tức là 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào. Khi tế bào bước vào quá trình phân chia chúng sẽ chỉ chứa 23 NST tương ứng trong số 23 cặp nhiễm sắc thể ở tế bào trưởng thành, tế bào trứng cũng không ngoại lệ. Các tế bào tinh trùng cũng chỉ có một nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể của tế bào trưởng thành. Điều này đảm bảo khi trứng và tinh trùng gặp nhau để tiến hành quá trình thụ tinh hợp tử tạo thành sẽ có hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào.
Quá trình phân chia đặc biệt của trứng bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì khi các tế bào trứng vẫn nằm trong các nang. Từ đó trở đi, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có tới hàng ngàn nang trứng cạnh tranh để trở thành nang trứng vượt trội hơn. Những tế bào trứng này trải qua quá trình phân chia tế bào nhưng chỉ một quả sẽ trưởng thành và được phóng thích (hay còn được gọi là rụng trứng) vào giữa chu kỳ để có thể thụ tinh với tinh trùng nếu xảy ra quá trình giao hợp và bắt đầu phát triển thành hợp tử. Đây cũng chính là cơ chế của quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản khi các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để giúp nhiều nang trứng có thể phát triển và trở thành các tế bào trứng trưởng thành.
Những sai sót trong quá trình phân chia tế bào có thể xảy ra khi tế bào trứng tiến hành phân chia. Đôi khi một cặp nhiễm sắc thể không phân tách dẫn đến một tế bào trứng có thể chứa 24 nhiễm sắc thể thay vì 23 nhiễm sắc thể như bình thường. Nếu trứng đã được thụ tinh, hợp tử tạo thành sẽ chứa 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể giống nhau. Ví dụ điển hình là người mắc hội chứng Down có thêm một nhiễm sắc thể số 21. Tần suất của những sai sót trong quá trình phân chia tế bào trứng tăng lên khi phụ nữ già đi do đó nguy cơ rối loạn chức năng hoặc đột biến nhiễm sắc thể cũng theo đó tăng lên. Đây là lý do tại sao tỷ lệ mắc hội chứng Down và các vấn đề khác tăng lên theo độ tuổi của người mẹ. Những sai sót trong phân chia tế bào cũng như lỗi di truyền trong các tế bào trứng cũ cũng có thể ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển bình thường dẫn đến sảy thai.
Ngoài ra có một khía cạnh khác trong quá trình lão hóa của trứng có thể gây ra khó khăn trong việc mang thai đó là theo thời gian, lớp vỏ bọc xung quanh trứng zona pellucida trở nên dày hơn, ngăn chặn sự tiếp xúc của tinh trùng khiến cơ hội thụ tinh giảm đi. Phần lớn lý do kiến khả năng sinh sản giảm theo tuổi tác là do tình trạng trứng của người phụ nữ. Tuy nhiên, quá trình rụng trứng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có những người phụ nữ mới bước vào độ tuổi 30 lượng trứng rụng đã giảm đáng kể tuy nhiên có những người phụ nữ dù đã 40 tuổi trứng vẫn rụng đều đặn.
2. Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác
2.1. Chất lượng trứng và khả năng sinh sản
Chất lượng trứng của người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của chính người phụ nữ ấy. Chất lượng trứng cao có khả năng kết hợp với tinh trùng tốt hơn để tạo thành hợp tử, làm tổ trong tử cung và bước vào giai đoạn thai kỳ.
Nói đến chất lượng trứng chính và đề cập đến việc một tế bào trứng có số lượng nhiễm sắc thể bình thường hay bất thường (dị bội thể). Một tế bào trứng bình thường có 23 nhiễm sắc thể và khi thụ tinh với một tinh trùng bình thường (cũng có 23 nhiễm sắc thể) sẽ tạo thành hợp tử phát triển bình thường với tổng số 46 nhiễm sắc thể.
2.2. Tuổi tác và chất lượng trứng
Khi người phụ nữ già đi, buồng trứng của họ cũng lão hóa theo, số lượng trứng dị bội thể (chứa nhiều hoặc ít nhiễm sắc thể hơn) ngày càng tăng. Nếu quá trình thụ thai diễn ra với một trứng dị bội thể, hợp tử tạo thành sẽ chứa nhiều hoặc ít nhiễm sắc thể hơn. Hầu hết các hợp tử này không thể làm tổ trong tử cung hoặc dẫn đến sảy thai. Trong một số trường hợp, phôi dị bội có thể dẫn đến rối loạn nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down khi có đến 3 nhiễm sắc thể số 21.
Chỉ số tốt nhất để đo chất lượng trứng là tuổi của người phụ nữ. Ở tuổi 25, 75% trứng của phụ nữ có bộ nhiễm sắc thể bình thường. Ở tuổi 35 con số này là 50% và khi người phụ nữ bước qua tuổi 40, chỉ còn khoảng 10-15% lượng trứng có bộ nhiễm sắc thể bình thường.
2.2. Tuổi tác và số lượng trứng
Mỗi người phụ nữ được sinh ra với khoảng một đến hai triệu nang trứng. Các nang trứng được chứa trong buồng trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau và giảm dần về số lượng cũng như chất lượng theo thời gian. Khi đến tuổi dậy thì, mỗi bé gái chỉ còn khoảng 300.000 nang trứng trong buồng trứng. Và trong suốt độ tuổi sinh sản của mình, sẽ chỉ có khoảng vài trăm tế bào trứng được phóng thích.
Dựa trên tuổi, tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm dự trữ buồng trứng, các chuyên gia về sinh sản sẽ đánh giá mức độ đáp ứng của người phụ nữ với các loại thuốc kích thích buồng trứng để xây dựng một kế hoạch chăm sóc điều trị sinh sản được dành riêng cho từng người.
Các xét nghiệm máu và siêu âm sau đây có thể giúp xác định xem người phụ nữ có đang rụng trứng hay không và xét một cách tổng quát khả năng sinh sản của họ.
- Xét nghiệm hormon: Bao gồm xét nghiệm hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone Estradiol (E2) và hormone chống Mullerian (AMH).
- Hormone kích thích nang trứng (FSH): Vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ có thể được lấy mẫu máu để phân tích hormone FSH, một loại hormone rất quan trọng đối với sự phát triển của nang trứng. FSH cũng chính là cách tuyến yên giao tiếp với buồng trứng để báo hiệu cho buồng trứng biết đã đến lúc phóng thích trứng mỗi tháng. Khi chất lượng trứng suy giảm, chúng sẽ cần nhiều FSH hơn để duy trì chu kỳ tiếp theo. Do đó, giá trị FSH càng cao thì chất lượng trứng càng giảm
- Estradiol(E2): E2 chính là bạn đồng hành với hormon FSH và là phương pháp giúp buồng trứng giao tiếp với não bộ. Mức độ E2 tăng lên khi một nang noãn bị kích thích và ngày càng tăng về mặt kích thước. Để đánh giá và đảm bảo hiệu lực của FSH, mức E2 thường ở dưới 50 pg/ml. Nếu vượt quá ngưỡng này, chứng tỏ buồng trứng đang phản ứng sớm và chất lượng trứng có thể bị suy giảm.
- Hormone chống Mullerian (AMH): AMH là một glycoprotein được tiết ra bởi các tế bào hạt của trứng đang phát triển nhằm bảo vệ trứng. Trong suốt thời gian tồn tại, khi số lượng trứng giảm các tế bào hạt cùng với AMH cũng giảm. AMH có thể đưa ra ước tính về tổng số trứng còn lại trong buồng trứng.
- Siêu âm qua âm đạo: Siêu âm qua đường âm đạo cho phép đánh giá số lượng nang noãn đang nghỉ. Siêu âm thường được áp dụng từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười hai của chu kỳ kinh nguyệt và được thực hiện bằng cách đếm tổng số nang noãn có đường kính từ 4-9 mm ở cả hai buồng trứng. Đây là những tế bào trứng có khả năng trưởng thành và phóng thích. Số lượng nang noãn đảm bảo yêu cầu càng ít chứng tỏ người phụ nữ đó có thể gặp vấn đề về số lượng và cả chất lượng trứng.
2.3. Nghiên cứu chất lượng trứng
Các nhà nghiên cứu đang liên tục tìm ra những cách mới để cải thiện chất lượng trứng cho những người phụ nữ. Các nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra một chất có tên là Ova Health. Đây là một chất bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên được sử dụng trước khi quá trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra nhằm cải thiện chất lượng trứng và tỷ lệ mang thai thành công.
Một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và tác động lớn nhất đến khả năng sinh sản chính và chất lượng trứng trong buồng trứng của mỗi người phụ nữ. Chất lượng trứng tốt có thể giúp quá trình thụ tinh xảy ra dễ dàng hơn cũng như làm giảm nguy cơ sảy thai của các thai phụ. Cũng giống như số lượng trứng, chất lượng trứng phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người phụ nữ. Khi người phụ nữ càng già đi, ngoài việc số lượng trứng ngày càng giảm thì chất lượng trứng còn lại cũng sẽ dần không đảm bảo yêu cầu. Lớp màng bảo vệ tế bào trứng dày lên làm giảm khả năng tiếp xúc của tinh trùng kèm theo đó là những sai sót trong phân chia tế bào ảnh hưởng đến số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào trứng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thụ tinh và mang thai gặp nhiều khó khăn.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Điều cần biết khi dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Thai quá ngày dự sinh có nên mổ? Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Thai IVF dùng thuốc nội tiết đến tuần bao nhiêu? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu IUI thất bại Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Làm sao để nhận biết triệu chứng mang thai ngoài tử cung? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu em bé quay đầu Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00