Tìm hiểu về thuốc kích trứng Gonadotropin Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
Gonadotropin là một loại thuốc kích trứng có nguồn gốc từ nhau thai, có khả năng kích thích sự phát triển noãn và phóng noãn ở người phụ nữ để tăng khả năng mang thai. Thuốc kích trứng Gonadotropin được sử dụng rất phổ biến hiện nay tại các cơ sở y tế thực hiện hỗ trợ sinh sản.
1. Thuốc Gonadotropin là gì?
Thuốc Gonadotropin hay còn gọi là thuốc Human chorionic Gonadotropin là thuốc kích thích rụng trứng, có thành phần chính là Menotropin vàFSH - một loại hormone kích thích nang trứng phát triển.
Thuốc được dùng để kích thích trứng phát triển đối với những phụ nữ không có khả năngrụng trứng một cách tự nhiên hoặc có rụng trứng nhưng chu kỳ không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Một thành phần khác của thuốc Gonadotropin đó là hormone hCG giúp trứng trưởng thành và giải phóng trứng vào thời điểm rụng trứng của cơ thể, đồng thời kích thích hoàng thể tiết ra progesterone có tác dụng làm dày lớp niêm mạc tử cung và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
Đây là phương pháp được sử dụng trong các liệu trình hỗ trợ sinh sản, có thể là bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Thuốc được tiêm vào cơ thể trong phác đồ điều trị hiếm muộn ở người phụ nữ, có thể kết hợp với một số loại thuốc khác như Gonal – F, Puregon, IVF – M, Elonva...
Chỉ định tiêm Gonadotropin bao gồm:
- Điều trịhiếm muộn bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI, với mục đích kích thích phóng noãn
- Điều trị hiếm muộn bằng phương phápthụ tinh trong ống nghiệm IVF, với mục đích thúc đẩy sự trưởng thành nang trứng trước giai đoạn chọc hút noãn.
Chống chỉ định tiêm gonadotropin:
- Người mắc phải các bệnh lý ung thư nhưung thư vú,ung thư tử cung,ung thư buồng trứng...
- Người mắc phải tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận chưa điều trị kiểm soát tốt
- Người mắc phải bệnh lý ung thư, khối u vùng dưới đồi.
- Phụ nữxuất huyết âm đạo chưa tìm ra nguyên nhân
- Phụ nữ đang mang thai.
- Trẻ em dậy thì sớm.
2. Cách tiêm thuốc kích trứng Gonadotropin
Thuốc Gonadotropin thường được tiêm dưới da hoặc tiếp bắp, mỗi cách tiêm sẽ có những vị trí tốt nhất như sau:
- Tiêm dưới da: Các vị trí thường được tiêm dưới da như bụng dưới, mặt ngoài đùi, mặt bên hay mặt sau phần trên cánh tay vì ở những vị trí này, lớp mỡ dưới da dày nên thuận lợi hơn cho việc tiêm dưới da và giảm cảm giác đau cho người bệnh.
- Tiêm bắp: Vị trí tiêm bắp thường là cơ Delta ở mặt ngoài cánh tay, cơ trên ngoài của phần mông.
Để tiến hành tiêm thuốc kích trứng Gonadotropin cần phải có cơ sở y tế và những vật dụng cần thiết cho việc tiêm thuốc, đảm bảo vô khuẩn và sát trùng đúng nguyên tắc trước khi thực hiện.
Sau khi tiêm thuốc, người bệnh có thể có những dấu hiệu như đau bụng, tăng thân nhiệt hay căng ngực,đây là những biểu hiện của thời kỳ rụng trứng. Trong khoảng 24 – 48 giờ đồng hồ sau đó thì trứng của bệnh nhân sẽ rụng nên cần lưu ý khoảng thời gian này để quan hệ tình dục nhằm tăng khả năng mang thai ở người phụ nữ. Người bệnh không nên thử thai quá sớm vì có thể hCG lúc này vẫn ở trong nước tiểu nên cho dấu hiệu dương tính giả, có thể thử sau khi tiêm 1 tuần.
Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 ̊C - 30 ̊C, nếu đã pha thuốc với dung môi thì cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh 2 ̊C - 15 ̊C, giữ được từ 30 – 90 ngày sau đó.
3. Tác dụng không mong muốn của Gonadotropin
Các tác dụng không mong muốn mà thuốc có thể gây ra cho người dùng đó là:
- Phản ứng dị ứng, biểu hiện ngoài da như nổi ban đỏ, ngứa, sưng vùng mặt, lưỡi và cổ họng, xuất hiện tình trạng chóng mặt, khó thở hay thở gấp
- Hình thành máu đông
- Quá kích buồng trứng với biểu hiện là đau vùng chậu, đau dạ dày, tăng cân, tiêu chảy, tiểu ít...
- Thay đổi tâm trạng bất thường như mệt mỏi, lo âu, nổi nóng...
- Căng và sưng vùng ngực
- Kích ứng ngay tại vị trí tiêm thuốc.
Thuốc kích trứng Gonadotropin cần được chỉ định và thực hiện tiêm tại những cơ sở y tế có chuyên môn về lĩnh vực này, vì bên cạnh những tác dụng mà thuốc đem lại để cải thiện sức khỏe sinh sản, thuốc vẫn có những tác dụng không mong muốn cần lưu ý và kỹ thuật tiêm thuốc cũng cần được thực hiện chính xác để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Điều cần biết khi dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Thai quá ngày dự sinh có nên mổ? Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Thai IVF dùng thuốc nội tiết đến tuần bao nhiêu? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu IUI thất bại Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Làm sao để nhận biết triệu chứng mang thai ngoài tử cung? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu em bé quay đầu Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00