Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
Việc gìn giữ sức khỏe khi đang trong giai đoạn thai kỳ là điều cần hết sức chú ý. Tuy nhiên trong khoảng thời gian ấy sẽ khó tránh khỏi việc gặp phải những bệnh lý ngoài da khiến cho chị em thắc mắc rằng đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Điều này sẽ còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp và các loại thuốc khác nhau.
1. Một số loại bệnh ngoài da thường gặp ở bà bầu
Một số loại bệnh ngoài da mà những người phụ nữ mang thai thường mắc phải bao gồm:
- Mụn trứng cá: đây là một trong những bệnh lý ngoài da mà hầu như chị em phụ nữ nào đang mang thai cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nội tiết tố cơ thể thay đổi, khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều lương hormone hơn. Khu vực thường xuất hiện mụn trứng cá là mặt, lưng hoặc ngực.
- Nổi mề đay: trong giai đoạn mang thai sẽ rất dễ bị nổi mề đay khắp người, cơ thể sẽ có cảm giác bị phù nề, nổi mẩn đỏ và gây ra cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng nổi mề đay khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những vùng da đang bị rạn và xuất hiện nhiều ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Chốc dạng Herpes: đây là tình trạng cơ thể có nhiều mụn đỏ, kích thước nhỏ ở khắp người. Ngoài ra còn đi kèm với biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, người mệt mỏi, sốt, hạ canxi, ... .Có thể coi tình trạng này là biểu hiện khác của bệnh vảy nến và thường xuyên xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Lưu ý rằng đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, dễ gây ra khả năng sinh non, bị sảy thai hoặc bị dị tật thai nhi.
- Bệnh Pemphigoid: đây là một căn bệnh rất dễ nhận biết vì nó có những biểu hiện khác hẳn với các bệnh ngoài da khác. Cụ thể, cơ thể phụ nữ đang mang bầu sẽ có các triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy dữ dội, xuất hiện các mảng cứng có thể sờ được ở khắp cơ thể. Nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng này thì cần phải đi khám ngay lập tức.
- Rạn da: đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất ở chị em phụ nữ đang mang thai. Các vết rạn thường xuất hiện ở vùng đùi, mông, bụng để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
2. Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không?
Khi gặp một số bệnh lý ngoài da trong quá trình mang bầu sẽ khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, mọi người thường có ý định tìm đến các loại thuốc bôi ngoài da để có thể cải thiện được tình trạng đó. Tuy nhiên sẽ băn khoăn lo lắng rằng việc bôi thuốc ngoài da có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Đối với vấn đề này thì nhiều bác sĩ chuyên khoa da liễu và bác sĩ khoa sản giải thích như sau:
Việc sử dụng các loại thuốc trong thời kỳ mang thai, kể cả với những loại thuốc bôi ngoài da là không được khuyến khích. Vì có các loại thuốc bôi ngoài da chứa những hoạt chất gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến cho thai nhi chậm phát triển, thậm chí có thể gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chính vì vậy, khi mang bầu, người mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi ngoài da về sử dụng. Nếu gặp phải những tình trạng bệnh trên da thì nên đi khám và nhận sự điều trị từ bác sĩ. Nếu cần thiết thì chỉ được sử dụng thuốc phù hợp cho mẹ và bé theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
Đồng thời, khi mang bầu, người mẹ nên lưu ý là không được gãi mạnh hay sử dụng các vật dụng khác cứng, nhọn để cọ lên phần da bị ngứa vì như thế sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài thì ngoài việc điều trị thuốc, các bà bầu còn có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Nên mặc các trang phục rộng rãi, thông thoáng để hạn chế được tổn thương cho làn da của bạn.
- Không nên sử dụng nước quá nóng để tắm vì sẽ làm cho da dễ bị khô và tình trạng ngứa da sẽ dễ bị bùng phát nhiều lần hơn..
- Hạn chế tiếp xúc những tác nhân dễ gây ra bệnh trên da như: vi khuẩn, nấm, bụi, phấn hoa, ...
- Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng thải ra các chất độc hại. Các bà bầu có thể kết hợp, xen kẽ với các loại nước ép để bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch cho làn da của mình.
- Khi tắm xong cần dưỡng ẩm làn da ngay lập tức để hạn chế được tình trạng mất nước. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các thành phần có trong kem dưỡng, nên dùng những loại có chiết xuất từ thiên nhiên như nha đam, bơ hạt mỡ, ...
3. Một số loại thuốc bôi ngoài da bà bầu tuyệt đối không nên dùng
Với những trường hợp tình trạng bệnh ngoài da quá nặng cần phải bôi thuốc thì người mẹ nên thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và cần phải tránh xa các loại thuốc dưới đây:
- Benzoyl peroxide: đây là hoạt chất có thể ngấm vào da, khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến cho thai nhi có thể gặp phải tình trạng bị dị tật, ngộ độc thai.
- Thuốc trị mụn: tuyệt đối không được sử dụng tất cả các loại thuốc bôi trị mụn khi đang trong quá trình mang thai. Vì các thành phần hoạt chất bên trong loại thuốc này sẽ khiến cho thai nhi bị dị tật ở tim, não, gây ra tình trạng sinh non, sảy thai. Đặc biệt là cần phải tránh xa các loại thuốc có chứa thành phần là Retin-A, Renova, Tazorac, Differin, Avage, Retinol, Retinyl palmitate.
- Thuốc bôi ngoài da Acid Salicylic: loại thuốc này có thể gây ra tình trạng xuất huyết thai kỳ, dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy khi mang bầu không nên sử dụng dưới bất cứ hình thức nào.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết được đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Từ đó có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da một cách thận trọng hơn để không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Điều cần biết khi dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Thai quá ngày dự sinh có nên mổ? Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
- Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Thai IVF dùng thuốc nội tiết đến tuần bao nhiêu? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu IUI thất bại Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Làm sao để nhận biết triệu chứng mang thai ngoài tử cung? Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu em bé quay đầu Thứ Sáu, 08/09/2023, 00:00