Xét nghiệm HIV là gì? Thời điểm nên thực hiện, quy trình và chi phí Thứ Ba, 24/05/2022, 00:00
HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, do vi rút gây ra, dễ lây lan và chưa có thuốc chữa. Xét nghiệm HIV cần thiết được tiến hành khi bạn có nguy cơ mắc và lây nhiễm cho những người xung quanh. Vậy đây là xét nghiệm gì, khi nào cần thực hiện và địa chỉ lấy mẫu tin cậy ở đâu?
Tìm hiểu về xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV là một loại xét nghiệm phân tích mẫu máu hoặc mẫu dịch sinh học nhằm tìm ra virus HIV. HIV là tên viết tắt của Human Immunodeficiency virus, nó làm suy giảm hệ miễn dịch của người nhiễm. Từ đó khiến họ mất đi khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật. Dần dần cơ thể người bệnh trở nên yếu ớt, thậm chí có thể tử vong.
Khi mới xâm nhập vào cơ thể, HIV gần như chỉ có biểu hiện giống như cảm cúm nên bạn rất khó nhận biết. Để biết được cơ thể mình có nhiễm HIV hay không, cách duy nhất là lấy máu hoặc mẫu dịch sinh học xét nghiệm.
Bằng các kỹ thuật chuyên môn, người ta có thể tìm ra những kháng nguyên và kháng thể của virus HIV. Trong đó, kháng nguyên P24 là thành phần tạo nên virus, còn kháng thể do cơ thể sản sinh ra khi chống lại kháng nguyên.
Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả – cách test nhanh thường cho kết quả sớm nhưng chưa đủ để kết luận. Thông thường, phương pháp xét nghiệm nhanh sẽ cho kết quả ngay trong buổi khám hoặc trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm test.
Đối với xét nghiệm chuyên sâu, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ hẹn thời gian trả kết quả cuối cùng. Kết quả xét nghiệm được kết luận sau khi âm tính hoặc dương tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng.
Vì vậy, cần ít nhất từ 2 – 3 tháng để khẳng định một người có bị nhiễm HIV không. Nhiều người xét nghiệm HIV 3 tháng âm tính, 6 tháng dương tính. Có những trường hợp sau vài năm mới phát hiện dương tính với HIV.
Xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào thời điểm thực hiện và phương pháp. Theo đó, sự có mặt hay không có mặt của kháng thể HIV và thiết bị máy móc sử dụng sẽ quyết định chi phí xét nghiệm.
Đối tượng tham gia
Virus HIV lây lan qua nhiều con đường, tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải nếu tiếp xúc với nguồn lây. Trong đó, nhóm các đối tượng sau có nguy cơ nhiễm cao, cần được thực hiện xét nghiệm:
Người tiêm chích ma túy.
Đối tượng hành nghề mại dâm hoặc người quan hệ tình dục không an toàn.
Bệnh nhân lao.
Bệnh nhân viêm gan C.
Phụ nữ mang bầu.
Những người đang mắc bệnh lây truyền qua quan đường tình dục.
Người phơi nhiễm HIV.
Những người sống chung với bệnh nhân nhiễm HIV.
Người dẫm phải kim tiêm chích ở nơi nguy hiểm như bãi rác, lề đường, khu ổ chuột…
Bệnh nhân có triệu chứng nghi nhiễm HIV đã khám lâm sàng và cận lâm sàng từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4.
Người có nguyện vọng được kiểm tra HIV.
Ngoài ra, trong một số kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm HIV. Chẳng hạn như khám sức khỏe tiền hôn nhân, xét nghiệm máu khi mang thai…
Phương pháp xét nghiệm
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều phương pháp xác định nhiễm HIV khác nhau. Tùy vào giai đoạn nghi nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định cách tiến hành phù hợp. Điều này nhằm mang đến kết quả chuẩn xác với chi phí thấp nhất. Một số cách xét nghiệm phổ biến giúp chẩn đoán nhiễm HIV là:
Xét nghiệm trực tiếp
Đây là cách tìm thành phần có trong virus để xác định người nghi nhiễm có thực sự nhiễm HIV hay không. Nó được thực hiện bằng cách tìm kháng nguyên HIV trong mẫu máu.
Để tìm kháng nguyên trong mẫu máu người ta thực hiện xét nghiệm PCR. Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của vật chất di truyền từ virus HIV. Nó được áp dụng nhiều trong trường hợp chẩn đoán HIV cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ưu điểm của xét nghiệm trực tiếp là có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.
Bên cạnh đó, y học hiện đại còn có phương pháp tách, nuôi cấy và phân lập virus. Cách làm này thường chỉ áp dụng trong nghiên cứu khoa học.
Xét nghiệm gián tiếp
Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm ra kháng nguyên và kháng thể của virus HIV. Nó được áp dụng nhiều trong trường hợp test virus HIV. Có các hình thức xét nghiệm gián tiếp như sau:
Xét nghiệm ELISA HIV: Đây là một kỹ thuật hóa sinh giúp tìm ra kháng nguyên hoặc kháng thể HIV trong mẫu. Ưu điểm của phương pháp là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Xét nghiệm nhanh: Chuyên viên y tế dùng que nhúng miễn dịch để kiểm tra sự hiện diện của virus HIV. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và các bước tiến hành khá đơn giản. Thế nhưng lại tồn tại nhược điểm là độ đặc hiệu không cao. Hơn nữa, nếu kết quả test nhanh dương tính, cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như xét nghiệm điện quang hóa, xét nghiệm miễn dịch tự động hóa phát quang, phương pháp ngưng đọng vi lượng…
Cách lấy mẫu và quy trình xét nghiệm HIV
Không giống như phương pháp xét nghiệm ADN, bạn có thể tự lấy mẫu sẵn tại nhà, xét nghiệm HIV cần lấy mẫu tại địa điểm phân tích mẫu. Để kiểm tra một người có bị nhiễm HIV hay không, chuyên viên y tế cần lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành phân tích mẫu theo đúng quy trình.
Cách lấy mẫu bệnh phẩm
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng để kiểm tra HIV có thể là huyết thanh, huyết tương chống đông hoặc EDTA.
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, đựng vào ống lấy máu chuyên dụng.
Mẫu máu được bảo quản đúng nguyên tắc an toàn sinh học ở nhiệt độ thấp và chuyển đến phòng xét nghiệm.
Tại phòng xét nghiệm, người ta tiến hành phân tách lấy mẫu bệnh phẩm và kiểm tra sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể HIV. Những mẫu bệnh phẩm dương tính với virus này sẽ được lưu trữ tối thiểu 2 năm ở nhiệt độ -20 độ C.
Quy trình xét nghiệm
Xét nghiệm HIV được tiến hành ở trẻ em trên 18 tuổi và người lớn. Các bác sĩ và nhân viên y tế cần thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Người tiến hành xét nghiệm cần được tư vấn và cung cấp thông tin trước khi lấy mẫu.
Bước 2: Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khi người được tư vấn đồng ý xét nghiệm HIV.
Bước 3: Tiến hành xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm bổ sung khi nghi ngờ nhiễm HIV. Xét nghiệm bổ sung cần được thực hiện trên mẫu có độ đặc hiệu cao và đơn vị thực hiện phải được Bộ Y tế cấp phép.
Bước 4: Những đối tượng có kết quả dương tính với HIV cần được bác sĩ tư vấn sau khi xét nghiệm.
Xét nghiệm HIV ở đâu có ảnh hưởng nhiều đến kết quả và chi phí. Nhiều người cho rằng có thể thực hiện xét nghiệm HIV tại nhà hoặc lựa chọn cơ sở xét nghiệm HIV miễn phí. Tuy nhiên điều này có thể làm giảm độ chính xác do mẫu bệnh phẩm không được bảo quản đúng cách hoặc đưa đến địa chỉ phân tích muộn. Để đảm bảo quy trình xét nghiệm được diễn ra đúng và thuận lợi, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện.
HIV là virus có sức lây lan mạnh, hiện chưa có thuốc đặc trị. Nó khiến cho sức khỏe người bệnh suy giảm nhiều, dẫn đến tử vong. Vì vậy, chúng ta nên xét nghiệm HIV trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt khi nghi nhiễm virus này. Nên lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để tiến hành thực hiện.