Vì sao uống thuốc kích trứng bị ra máu? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
Kích buồng trứng là bước chuẩn bị quan trọng trong quá trình điều trị hiếm muộn, vô sinh. Phương pháp này thường được áp dụng cho những người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề phóng noãn hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở một vài người bệnh.
1. Phương pháp kích trứng là gì?
Thuốc rụng trứng là một loại thuốc nội tiết có chứa thành phần tương tự với hormone HCG - thường xuất hiện đầu thai kỳ. Thuốc kích trứng được bào chế dạng uống và dạng tiêm. Tuy nhiên, dòng thuốc dạng tiêm có tỷ lệ mang thai cao sơn nên phương pháp tiêm được nhiều phụ nữ lựa chọn sử dụng.
Tiêm thuốc kích trứng là kỹ thuật tiêm thuốc dưới da hoặc bắp tay với mục đích tăng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, kích thích trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành để chín và rụng xuống. Phương pháp này thường áp dụng cho những cặp vợ chồng kết hôn trên 1 năm không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai.
Bình thường, trong một chu kỳ kinh nguyệt, nang noãn ở buồng trứng sẽ trường thành và rụng, nếu tinh trùng có thể gặp được thời gian trứng rụng có thể sẽ kết hợp và hình thành phôi thai. Do đó, việc sử dụng thuốc kích trứng sẽ giúp kích thích nang trong buồng trứng trưởng thành để rụng theo ý muốn và đúng thời điểm, làm tăng khả năng thụ thai lên.
Thời điểm tốt nhất để tiêm thuốc rụng trứng là khi nang trứng trưởng thành có đường kính khoảng 18-22mm, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc kích trứng sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Vì sao uống thuốc kích trứng bị ra máu?
Thông thường, sau khi tiêm thuốc kích trứng và có quan hệ tự nhiên sau 14 ngày thì có thể thử que thử thai để biết rằng mình có mang thai hay không? Sử dụng thuốc kích trứng quá nhiều sẽ làm tăng lượng hormone đột ngột trong cơ thể dẫn đến các tình trạng kích ứng. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể xảy ra sau khi sử dụng phương pháp kích trứng, cụ thể:
2.1. Cơ thể thay đổi
Sử dụng thuốc kích trứng về cơ bản sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc sinh sản. Tuy nhiên, cơ thể con người cũng có chế độ bảo vệ nghiêm ngặt dẫn đến sự xung đột kháng nguyên với thuốc kích trứng làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến sốt. Thường thì biểu hiện này sẽ xuất hiện sau 10 ngày tiêm thuốc kích trứng. Dấu hiệu này có thể tăng dần từ từ khiến cơ thể mệt mỏi và có cảm giác kiệt sức lực.
2.2. Bị chậm kinh
Thuốc rụng trứng có thể khiến cho hiện tượng chậm kinh diễn ra sớm hơn, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Bạn hãy mua que thử thai nếu thấy chậm kinh quá 1 tuần.
2.3. Ra máu
Tiêm thuốc kích trứng bị ra máu là một dấu hiệu bất thường sau khi kích trứng. Khi kích trứng hàng loạt các nang trứng được kích thích đồng thời dẫn đến chảy máu âm đạo và nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến băng huyết.
Ngoài ra, việc ra máu cũng có thể là một trong các dấu hiệu có thai tương đối chính xác. Đây là kết quả của việc phôi thai bám vào và làm tổ ở niêm mạc tử cung và gây chảy máu. Tuy nhiên, có khá nhiều phụ nữ nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nên thường không nghĩ đến việc bản thân đã mang thai. Máu báo thai thường ít, có màu hồng còn máu kinh thì nhiều và thường có màu đỏ sẫm.
Bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem bản thân có thực sự mang thai không và cần theo dõi cho tới khi vùng kín ổn định.
2.4. Cảm thấy buồn nôn
Khi cơ thể mệt mỏi, buồn nôn kéo dài khiến cho cơ thể khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dấu hiệu buồn nôn đặc biệt là khi ngửi thấy mùi đồ ăn cũng là một trong những dấu hiệu của sự thụ thai thành công. Dấu hiệu có thai sau khi kích thích rụng trứng này là kết quả của sự tăng cao nồng độ hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn từ dạ dày bị đẩy lên thực quản. Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể bị bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ được vào tình trạng nặng nhẹ mà sẽ siêu âm hoặc kê thuốc chống nôn để khắc phục tình trạng này.
2.5. Đầy hơi, tức bụng
Say khi kích trứng, bạn có thể gặp đầy hơi, bụng ì ạch khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn làm gây ra tình trạng tiêu chảy, bụng căng cứng và mất nước.
2.6. Căng tức vòng 1
Khi lượng hormone nữ trong cơ thể bị xáo trộn sẽ ảnh hưởng đến 2 bên ngực làm căng tức rõ rệt. Thông thường sẽ gặp dấu hiệu này trong khoảng 3 ngày cuối kỳ kích trứng. Biểu hiện căng tức ngực nếu nhẹ sẽ giảm thiểu và không còn xuất hiện sau khi hút trứng thành công.
2.7. Tăng cân
Cơ thê tăng cân nhanh chóng là dấu hiệu rất dễ nhận biết sau khi kích trứng. Trọng lượng cơ thể thay đổi rõ rệt, đặc biệt là vùng mông, bụng, mặt, ngực,...
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro sau kích trứng
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra sau khi áp dụng các phương pháp kích trứng, người bệnh cần lưu ý các lưu ý sau:
3.1 Nghỉ ngơi thư giãn
Ngay sau khi thực hiện kích trứng, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn trong 24h để cho thuốc ổn định. Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng hạn chế tối đa vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng chậm rãi, không làm việc quá sức và hạn chế quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ bị vỡ nang buồng trứng.
3.2. Thông báo cho bác sĩ những bất thường của cơ thể
Tiêm kích trứng hay uống thuốc kích trứng đòi hỏi phải theo dõi và điều trị theo lộ trình thì mới mang lại kết quả có lợi cho phụ nữ đang mong con.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như căng tức ngực, bụng khó chịu, xuất huyết âm đạo,...thì cần nhanh chóng đi khám. Việc can thiệp sớm có thể làm giảm các rủi ro có thể xảy ra, và đảm bảo kết quả kích trứng như mong đợi.
3.3. Uống nhiều nước hơn
Nước giúp vận chuyển các dưỡng chất cho cơ thể nhất là cơ quan sinh sản. Nước đóng vai trò cân bằng hoocmon và thải độc tố ra ngoài môi trường. Vì thế, bạn cần uống ít nhất từ 2 lít nước mỗi ngày và sau đó có thể tăng dần lên để đảm bảo cho bạn có 1 sức khỏe tốt nhất.
3.4. Chế độ ăn uống khoa học
Nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu đến cơ thể khi tiêm kích trứng, bạn cần nghiêm túc ăn uống theo chế độ khoa học.
Xây dựng bữa ăn cố định, không ăn bữa phụ, xóa bỏ thói quen tiện giờ nào ăn giờ đó. Ngoài ra hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể nhất là cơ quan sinh dục nữ như: Thịt bò, cá, trứng, rau xanh, hoa quả mọng nước,....Loại bỏ hoặc hạn chế những món ăn đông lạnh, đồ uống có chứa caffein, đồ uống có cồn sau khi kích trứng.
Bài viết trên đây là những thông tin về phương pháp kích trứng trong điều trị hiếm muộn, vô sinh. Tuy là phương pháp giúp hỗ trợ sinh sản nhưng cũng xảy ra những nguy cơ có hại cho cơ thể như chảy máu âm đạo. Bạn hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng cơ thể sau khi kích trứng để được xử trí kịp thời và đảm bảo tỷ lệ mang thai cao.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Bạn có thể mua thuốc kích trứng ở đâu? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cho con bú có lợi như thế nào cho bạn và con bạn? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Các loại thuốc tiêm kích trứng phổ biến hiện nay Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cập nhật về hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Quy trình tiêm thuốc kích trứng IUI Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Gonadotropin Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00