Thuốc uống tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 1) Thứ Bẩy, 20/04/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp phòng ngừa thụ thai được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về loại thuốc này. Bài viết sau cung cấp một số thông tin để các bạn tham khảo nhé
Thuốc tránh thai là gì?
- Thuốc tránh thai có chứa chất nội tiết tố (hay còn gọi thuốc tránh thai nội tiết) nhằm thay đổi cách thức hoạt động sinh lý của cơ thể để ngăn ngừa sự mang thai.
- Các thuốc tránh thai đường uống có tác dụng tránh thai do nhiều cơ chế phối hợp và bổ sung lẫn nhau, quan trọng nhất là tác dụng ức chế phóng noãn (rụng trứng). Đồng thời thuốc cũng ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, giảm khả năng cấy phôi và làm cho chất nhầy cổ tử cung đặc lại, khiến cho tinh trùng không xâm nhập được vào tử cung.
- Viên thuốc tránh thai dùng cho phụ nữ muốn sử dụng 1 biện pháp tránh thai tạm thời, có hiệu quả cao.
Thuốc tránh thai có mấy loại?
- Hiện nay, thuốc tránh thai có hai dạng:
- Thuốc tránh thai dạng viên uống: Thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Thuốc tránh thai dạng tiêm.
- Thuốc viên tránh thai hàng ngày có 2 loại, đó là thuốc tránh thai phối hợp (viên kết hợp) và đơn độc đều có tác dụng giúp ngăn chặn sự rụng trứng đồng thời cản trở sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng.
VIÊN TRÁNH THAI KẾT HỢP
Viên tránh thai kết hợp là thuốc chứa cả 2 thành phần nội tiết: estrogen và progestin.
1. Cơ chế tác dụng
Ức chế phóng noãn - Cản trở sự làm tổ của trứng do giảm phát triển nội mạc tử cung - Làm đặc chất nhầy cổ tử cung.
(Ảnh: internet)
2. Hiệu quả
- Nếu sử dụng đúng và liên tục: hiệu quả tránh thai trên 99%.
- Tỷ lệ thất bại giảm khi thời gian sử dụng tăng hoặc khi tuổi của người sử dụng tăng.
- Nguyên nhân thất bại có thể do: quên uống thuốc; có sự tương tác khi dùng với một số thuốc khác (kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống co giật); bị nôn, ỉa chảy; dùng thuốc quá hạn; uống thuốc không đúng cách.
3. Ưu và nhược điểm của thuốc
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
- Hiệu quả cao nếu uống đúng cách. - An toàn. - Có thể có thai sau khi ngừng thuốc. - Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, bệnh viêm tiểu khung. - Giảm nguy cơ u nang cơ năng buồng trứng, u xơ vú lành tính và chửa ngoài dạ con. - Hành kinh đều, ra máu ít hơn, số ngày hành kinh ít hơn. - Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. - Giảm triệu chứng trước hành kinh. - Có thể sử dụng ở bất kì tuổi nào từ vị thành niên đến mãn kinh. - Không ảnh hưởng đến tình dục (thoải mái giao hợp). |
- Phụ thuộc vào người dùng phải uống hàng ngày và đúng cách. - Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn. - Làm giảm tiết sữa khi cho con bú nên không phải là sự lựa chọn thích hợp đối với phụ nữ đang cho con bú. - Không tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Có 1 số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu: ra máu thấm giọt, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, sạm da, trứng cá. |
4. Những trường hợp không được dùng viên thuốc tránh thai kết hợp
Những trường hợp tuyệt đối không được dùng thuốc |
Những trường hợp có thể sử dụng khi không còn lựa chọn nào khác |
|
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai. - Đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh. - Lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc thường xuyên ≥ 15 điếu/ngày. - Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (lớn tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường và tăng huyết áp) - Tăng huyết áp nặng - Đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu - Đau nửa đầu (migrain). - Đang bị ung thư vú. - Đái tháo đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu). - Đang bị lupus ban đỏ hệ thống. - Đang bị bệnh gan nặng có suy giảm chức năng gan trầm trọng. - Sắp phẫu thuật đòi hỏi nằm trên 1 tuần. |
- Đang cho con bú sau sinh từ 6 tuần đến 6 tháng hoặc không cho con bú trong vòng 4 tuần sau sinh. - Lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc < 15 điếu/ngày. - Đã hoặc đang bị cao huyết áp trung bình - Đã hoặc đang bị tăng lipid máu hoặc tăng cholesterol do uống thuốc tránh thai. - Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại. - Sỏi mật đang điều trị nội khoa hoặc xơ gan còn bù - Đang sử dụng một số loại thuốc như rifampicin/rifabutin, thuốc kháng virus nhóm ức chế protease Ritonavir-booster và một số thuốc chống co giật. |
5. Thành phần và trình bày của viên thuốc tránh thai kết hợp
- Viên thuốc tránh thai kết hợp có chứa estrogen và progestin (Ethinyl estradiol và Progestin)
- Có 2 dạng thuốc:
+ Dạng vỉ 21 viên; hoặc
+ Dạng vỉ 28 viên. Vỉ 28 viên có 7 viên chứa tá dược/forlat giúp cho người sử dụng khỏi quên.
- Một số loại thuốc viên tránh thai kết hợp:
Tên thuốc |
Progestin |
Estrogen |
Rigevidon Microgynon Nordette |
Levonorgestrel 0,150mg |
Ethinyl estradiol 0,03mg |
Newchoice Ideal |
Levonorgestrel 0,125mg |
Ethinyl estradiol 0,03mg |
Marvelon |
Desogestrel 0,150mg |
Ethinyl estradiol 0,03mg |
Mercilon |
Desogestrel 0,15 mg, |
Ethinylestradiol 0,02 mg |
6. Thời điểm dùng thuốc
Khi bạn có ý định dùng thuốc viên tránh thai hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc. Hãy nhớ đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn hoặc khi có vấn đề gì trong quá trình uống thuốc.
Thông thường khi bắt đầu dùng thuốc có 3 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hiện tại bạn đang không sử dụng biện pháp tránh thai sẽ bắt đầu uống thuốc.
+ Trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (kể cả những trường hợp sau sinh đã có kinh lại) hoặc trong vòng 7 ngày sau nạo/hút/sẩy thai.
+ Ở bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai. Cần phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ (như tránh giao hợp hoặc sử dụng bao cao su…) trong 7 ngày kế tiếp nếu: (i) bắt đầu sau 5 ngày đầu của chu kỳ kinh, hoặc (ii) không có kinh, hoặc (iii) bắt đầu từ tuần thứ 4 sau sinh nếu không cho con bú và chưa có kinh trở lại.
- Trường hợp 2: Bạn đang sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết sẽ bắt đầu uống thuốc.
Dùng thuốc ngay lập tức nếu đang sử dụng liên tục và đúng cách hoặc nếu biết chắc là không có thai hoặc ở thời điểm lặp lại mũi tiêm.
- Trường hợp 3: Nếu bạn đang sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết sẽ bắt đầu uống thuốc
+ Trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Những người đang sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) có thể được lấy ra ở thời điểm này.
+ Ở bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai. Nếu bắt đầu uống thuốc sau có kinh hơn 5 ngày, thì cần phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp. Những người đang sử dụng vòng tránh thai có thể được lấy ra ở chu kỳ kinh sau.
7. Cách sử dụng thuốc
- Uống viên đầu tiên vào bất kì ngày nào trong 5 ngày đầu tiên của chu kì kinh, tốt nhất là vào ngày đầu.
- Uống mỗi ngày 1 viên, nên uống vào một giờ nhất định để dễ nhớ, dùng thuốc theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc (vỉ thuốc nên dán ngày để tránh quên).
- Với vỉ 28 viên, khi hết vỉ phải uống viên đầu tiên của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh.
- Với vỉ 21 viên, khi hết vỉ nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau, dù đang còn kinh.
- Không cần nghỉ thuốc đối với những người sau 1 thời gian dài sử dụng thuốc (có thể dùng đến khi nào còn có khả năng có thai).
- Trung bình khả năng có thai trở lại sau khi ngừng thuốc chậm hơn khoảng hai tháng so với các biện pháp tránh thai không dùng nội tiết.
- Khi bạn đang dùng các thuốc khác (điều trị lao có Rifampin/ Rifampicin) hoặc thuốc chống co giật (Phenytoin, Carbamezapin, Barbiturates) cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
1. Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 2)
2. Thuốc tránh thai kết hợp - Chọn sự thật hay tin vào những định kiến hiểu lầm
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bộ Y tế; tudu.com.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Một số câu hỏi thường gặp ở triệt sản nam Thứ Sáu, 19/04/2024, 00:00
- Theo dõi và chăm sóc sau khi phá thai Chủ Nhật, 14/04/2024, 14:00
- Các nguy cơ đối với sức khỏe phụ nữ sau khi phá thai Chủ Nhật, 14/04/2024, 00:00
- Tìm hiểu về phá thai an toàn Thứ Bẩy, 13/04/2024, 00:00
- 8 điều bạn chưa biết về “cậu nhỏ” Thứ Bẩy, 06/04/2024, 00:00
- Kiểm soát tình dục và sinh sản là gì? Thứ Sáu, 05/04/2024, 13:00
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00