Phụ huynh bỏ việc để "học thi" cùng con nói lên điều gì về giáo dục Hàn Quốc? Thứ Tư, 25/01/2023, 00:00
Nguồn: tvN
Người Hàn tin rằng nếu không có nỗi ám ảnh về giáo dục thì quốc gia đã không thể đạt được vị thế như ngày hôm nay trong nền kinh tế thế giới.
1. Chuyện gì đã xảy ra?
Ngày 01/2 vừa qua, Korea Herald đưa câu chuyện về những bà mẹ ở Hàn Quốc sẵn sàng bỏ việc để ở nhà lo cho con trước áp lực của kỳ thi đại học.
Cụ thể, khi làm một bà mẹ toàn thời gian, lịch trình hàng ngày của họ sẽ gắn liền với lịch trình của con mình. Họ thức dậy từ sớm để đưa con đến trường, làm việc nhà, chuẩn bị bữa ăn cho con khi về và đưa đón con đi học thêm. Bên cạnh việc giáo dục con cái, các bà mẹ cũng phải tạo ra một hồ sơ tuyển sinh đại học tốt cho con.
Các tờ báo của Hàn Quốc ví việc trở thành một bà mẹ rời khỏi nơi làm việc, để hỗ trợ học hành cho con cái giống như trở thành chiến binh trong một cuộc chiến. Đó là cuộc chiến để đứa con của mình bước chân vào các trường đại học hàng đầu.
2. Vì sao lại thực trạng này tồn tại ở Hàn Quốc?
Trước hết ở Hàn Quốc, nền giáo dục Nho giáo được coi trọng, các học giả có vai trò quan trọng trong xã hội, những người có ăn có học đều được mọi người kính nể. Đặc biệt nếu như ai có thể vượt qua được kì thi công chức thì sẽ được hưởng những đặc quyền của tầng lớp cao nhất trong xã hội.
Giáo dục vẫn được coi là nguồn cung cấp lao động chính ở Hàn Quốc. Người Hàn tin rằng nếu không có nỗi ám ảnh về giáo dục thì quốc gia đã không thể đạt được vị thế như ngày hôm nay trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau Kỳ tích sông Hàn.
Ngoài ra, các công ty, tập đoàn ở Hàn Quốc hiện nay tuyển nhân viên dựa trên bằng cấp, trường đại học. Bởi vậy, vào được một trường đại học tốt sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp giới trẻ sau này.
Với tầm quan trọng đó, học sinh Hàn ôn thi cho kỳ thi đại học từ rất sớm, vào tầm 13-14 tuổi. Không chỉ học chính quy, họ còn tham dự các lớp học thêm trong khi giới nhà giàu tuyển những gia sư đắt tiền để kèm cặp.
Bên cạnh đó, cơ hội để học sinh tự bước vào các trường hàng đầu ở Hàn Quốc bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei thường được viết tắt là "SKY" là rất thấp, nếu không có người hỗ trợ.
Chính vì thế, hầu hết những bà mẹ của xứ sở kim chi đều có chung một mục tiêu là giúp con hoàn thành 12 năm học một cách xuất sắc, đỗ vào trường đại học danh tiếng, bất kể tình trạng kinh tế, xã hội của gia đình ở mức nào.
3. Tại sao bằng cấp cao nhưng người Hàn Quốc vẫn không hạnh phúc?
Theo thống kê, hai phần ba người Hàn trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng đại học, tỷ lệ cao nhất trong số các Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tuy nhiên, con số này lại không mang lại cảm giác hạnh phúc cho người dân nơi đây.
Truyền thông nước này đang gọi đây là biểu hiện của tình trạng "over-educated" (lạm phát bằng cấp), tức là quá nhiều người sở hữu bằng cấp cao nhưng không có việc làm. Nguồn nhân lực này thứa mứa và không phù hợp để sử dụng trong các ngành nghề đòi hỏi công việc lao động chân tay.
Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh cao như vậy, không phải ai cũng dễ dàng về đích. Hoặc nếu có, thì quá trình chạy đua đến vạch đích mà họ chờ mong có thể tiêu tốn nhiều năm. Điều này góp phần khiến cho những người trẻ ở đây bị yếu kỹ năng sống hay kinh nghiệm xử lý vấn đề trong xã hội, đánh mất niềm vui và hy vọng vào tương lai.
Các khảo sát cho thấy, dù giàu hay nghèo, người Hàn Quốc đều cảm thấy không hài lòng và thậm chí bất mãn với địa vị của mình. Nguyên nhân có lẽ đến tính cạnh tranh quá khốc liệt trong xã hội, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cuối cùng, việc phải hi sinh cuộc sống, sự nghiệp riêng của mình để nuôi dưỡng tương lai cho con cái như cách phần lớn các bà mẹ Hàn Quốc đang làm có lẽ cũng khiến họ đang đánh mất đi những hạnh phúc trong đời.
4. Giới giải trí Hàn Quốc đã phản ánh câu chuyện này như thế nào?
Điện ảnh Hàn Quốc thời gian qua đã có rất nhiều bộ phim phản ánh về bức tranh của giáo dục nước này. Trong bộ phim mới lên sóng gần đây của đài tvN và đang đứng top 1 Netflix Việt Nam là “Khoá học yêu cấp tốc", khán giả đã thấy một cuộc chạy đua vào lớp chọn, trường tốt của các bậc phụ huynh, ngay cả việc được ngồi bàn đầu trong lớp của thầy Chi Yeol cũng là cả một cuộc đua.
Thậm chí, để có một chiếc ghế cho con em mình trong lò luyện thi đại học, các bậc phụ huynh phải dời công việc, huy động người nhà xếp hàng từ sớm để giành giật. Lúc rảnh rỗi, phụ huynh sẽ trao đổi thông tin giáo dục với các bà mẹ khác và tham dự một số buổi hội thảo về học tập.
Các cơ sở giáo dục tư nhân thì chuyên cung cấp các khóa học được thiết kế riêng và tự hào có những giáo viên giỏi nhất cả nước trong từng chuyên ngành. Đây chính là câu chuyện đang diễn ra mỗi ngày tại đất nước Hàn Quốc mà ai cũng có thể nhìn thấy.
Trước đó, bộ phim SKY Castle cũng gây bão với khán giả Hàn Quốc khi khai thác những mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con cái, cùng với cuộc chiến vào được các trường đại học hàng đầu Hàn Quốc.
Họ thuê những gia sư nổi tiếng về dạy tại nhà cho con cái đến tổ chức câu lạc bộ đọc sách hay thậm chí là cố gắng lấy được lộ trình học tập để được tuyển thẳng vào trường đại học Y khoa Quốc gia Seoul của con cái bạn bè. Bốn người phụ nữ trong bộ phim chính là bốn gương mặt tiêu biểu cho những người mẹ, người vợ trong xã hội Hàn Quốc ngày nay.
5. Nhìn thấy gì ở châu Á từ bức tranh giáo dục của Hàn Quốc?
Bên cạnh Hàn Quốc, Châu Á cũng có những quốc gia ảnh hưởng nhiều của Nho giáo như Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản, vì thế, giáo dục cũng có rất nhiều nét tương đồng với Hàn Quốc, đặc biệt là tình trạng thi cử, bằng cấp.
Tại Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng chỉ 2% trong số đó được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, và chỉ 0,05% vào được Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh (vốn được coi là Oxford và Cambridge của Trung Quốc).
Đối với Nhật Bản, các công ty rất chú ý đến nền tảng giáo dục của ứng viên. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh vào các trường đại học danh tiếng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Những học sinh không trúng tuyển trong năm đầu thường chờ đến năm sau để thi lại.
Tại Việt Nam, kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm cũng rất được mong đợi và nhiều cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù ngày nay, yêu cầu, quan niệm về bằng cấp trong xã hội đã dễ thở hơn ngày trước rất nhiều, nhưng đây vẫn là một trong những yếu tố để đánh giá và tuyển dụng của các công ty, tập đoàn lớn.
Chính vì thế, người Việt cũng đang nằm trong top những quốc gia đầu tư cho giáo dục và luyện thi cao nhất châu Á. Bên cạnh đó, với việc bằng thạc sỹ ngày càng nhiều và được phổ cập khiến tấm bằng cử nhân đại học cũng mất giá hơn.
Điều đó cũng vô tình tạo nên áp lực du học đối với những học sinh hay giới trẻ muốn học cao và có thành tích ấn tượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn dến căng thẳng trong học hành và thi cử tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh tươi sáng hơn, những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự nhiều sự thay đổi về thi cử ở Việt Nam. Nó không chỉ giúp giảm áp lực học hành, thi cử mà còn góp phần định hướng để thay đổi sản phẩm của giáo dục – yếu tố con người. Từ đấy, chúng ta có thể mong đợi một xã hội với nhiều cá nhân hạnh phúc hơn và biết kết nối với nhau hơn.
Theo Vietcetera
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- ChatGPT đã đảo lộn thế giới như thế nào? Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
- Nếu con người đặc biệt đến vậy, sao sợ bị A.I. thay thế? Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
- 5 Cảnh sát Mỹ đánh người đến thiệt mạng: Nên cảnh báo về độ bạo lực khi đưa tin Thứ Sáu, 13/01/2023, 00:00
- Học sinh quan hệ tình dục sớm: Ai sẵn sàng đưa con bao cao su? Thứ Ba, 03/01/2023, 00:00
- Netflix có thể thắng người dùng trong cuộc chiến chống chia sẻ tài khoản? Thứ Sáu, 30/12/2022, 00:00
- Ngoại tình sẽ bị xử tù ở Indonesia Thứ Ba, 27/12/2022, 00:00
- Singapore bỏ cấm quan hệ tình dục đồng tính nam Thứ Ba, 27/12/2022, 00:00
- Nguyên nhân gây rách, thủng cùng đồ khi quan hệ tình dục Thứ Sáu, 23/12/2022, 00:00
- Vì sao sống tiết kiệm không dễ dàng? Thứ Sáu, 23/12/2022, 00:00
- Nhìn gợi tình được xem là quấy rối tình dục Thứ Tư, 21/12/2022, 00:00
- Nhiều người trẻ mắc bệnh tình dục Thứ Tư, 21/12/2022, 00:00
- Quyền về tình dục là gì ? Pháp luật về quyền tình dục ? Thứ Ba, 20/12/2022, 00:00