Phẫu thuật ngực không đau: Chỉ là quảng cáo! Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Gần đây, phương pháp nâng ngực nội soi được các thẩm mỹ viện quảng cáo với những lời có cánh như không đau, sẹo nhỏ, ít biến chứng. Nhưng liệu có hiệu quả?
Có dao kéo là đau
TS.BS Đỗ Quang Hùng, Phó trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy TPHCM cho biết: “Nội soi trong phẫu thuật nâng ngực không phải là một phương pháp mới. Đây chỉ là dụng cụ hỗ trợ trong việc quan sát giúp cho việc cầm máu tốt hơn, kỹ thuật bóc tách được chính xác hơn”.
Độ an toàn: may rủi
Hiện nay, phương pháp nâng ngực bằng túi chứa silicon là tiên tiến nhất và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Theo quảng cáo của các thẩm mỹ viện, loại túi độn an toàn nhất có xuất xứ từ Mỹ.
Tuy nhiều thẩm mỹ viện cam đoan với khách hàng (dựa theo cam kết của các nhà sản xuất sản phẩm túi gel) là “bảo hành suốt đời”, nhưng theo khuyến cáo của Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không hề có tính vĩnh viễn trong việc đặt túi ngực và hơn một nửa phụ nữ phẫu thuật ngực sẽ phải lấy túi silicon ra trong vòng 10-15 năm sau.
Chị Nguyễn Thúy Hà, khách hàng đã phẫu thuật đặt túi độn tại BV thẩm mỹ T.V. (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPHCM) cho biết, khoảng một tháng sau khi đặt túi ngực, chị đã hốt hoảng khi thấy ngực bị rỉ sữa (dù chị đã ở tuổi 50). Sau khi đặt túi ngực bốn tháng, hai tay chị vẫn chưa thể giơ cao quá vai, xách vật nặng rất khó. Tuy nhiên, chị Hà vẫn may mắn hơn một số người có cơ địa nhạy cảm.
Họ sẽ phải chịu những cơn co thắt khi cơ thể phản ứng với vật thể lạ (túi độn). Các tài liệu ngành thẩm mỹ cũng xác nhận, phản ứng này có thể xảy ra, sớm là vài tuần, muộn là vài năm với tỷ lệ từ 5-10%. Ngoài ra, người phẫu thuật ngực còn gặp các vấn đề khác như túi bị vỡ, nhăn da, vú không cân xứng, hiện tượng “núi đôi đi lạc” (túi ngực chạy khỏi khu vực ấn định, khiến núm vú bị lệch), đau nhức, nhiễm trùng…
Theo BS Hùng, với kỹ thuật viên giỏi, người phẫu thuật ngực có thể mang thai sinh con sau khoảng một năm. Tuy nhiên, thực tế nhiều cơ sở giải phẫu thẩm mỹ tại TPHCM không nhận phẫu thuật cho chị em có ý định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ vì khả năng vết mổ làm xoang sữa không thể phục hồi là rất cao.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00