Những lỗi thường mắc khi đặt thuốc cho “cô bé” Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Thuốc đặt âm đạo là người bạn của “cô bé”
tamsubantre.org - “Cô bé” bị nhiễm nấm, trùng roi… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến XX phải dùng thuốc đặt. Tuy nhiên, không phải bạn gái nào cũng giúp phát huy được hiệu quả chữa trị của thuốc. Nguyên nhân là do đặt thuốc chưa đúng cách. Sau đây là những lỗi mà các bạn gái thường dễ mắc khi đặt thuốc.
Thụt rửa trước khi đặt thuốc
Vệ sinh “cô bé” trước khi đặt thuốc là điều cần làm, tuy nhiên, sẽ thật tai hại nếu như bạn có ý định thụt rửa. Vì thụt rửa âm đạo có thể khiến “cô bé” đứng trước nguy cơ bị kích ứng và hiệu quả của thuốc có thể sẽ bị suy giảm.
Không giữ tay sạch khi đặt thuốc
Rửa tay sạch sẽ trước khi đặt thuốc là một trong những yêu cầu mà bạn gái nào cũng nhận thấy và nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, từ lúc rửa tay đến khi đặt thuốc luôn có những lúc bạn vô tình chạm vào những nơi chứa nhiều vi khuẩn như cánh cửa, bàn phím máy tính… Vì thế, để thực hiện tốt yêu cầu này, bạn có thể đặt thuốc ở ngay trong nhà tắm, sau khi rửa tay xong ở tư thế ngồi xổm hoặc đứng gác một chân lên ghế thấp.
Dùng tampon để chặn thuốc
Sau khi đặt thuốc, thấy “cô bé” không ngừng tiết dịch và hình như còn đang cố “nhè” thuốc ra ngoài, nhiều bạn gái đã nghĩ cách “chặn đầu” như dùng bông gòn, tampon. Tuy nhiên, cách này được các bác sĩ khuyến cáo là không nên dùng.
Việc thuốc đặt ở trong âm đạo có thể chảy ra ngoài là điều hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu muốn giữ được thuốc trong âm đạo, bạn có thể kê một chiếc gối ở mông nằm yên, tránh vận động sau khi đặt thuốc. Ngoài ra, nếu thuốc chảy ra ngoài (điều này là không tránh khỏi) thì bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm để đảm bảo khô thoáng và vệ sinh.
Thuốc đặt cần được đưa vào sâu trong âm đạo, cách âm đạo khoảng một ngón tay. Vì thế, nếu như bạn đặt ở ngoài rìa âm đạo thì dĩ nhiên là viên thuốc ấy nằm ở sai vị trí. Hậu quả là khiến nó rất dễ bị rơi ra ngoài và hiệu quả của thuốc cũng suy giảm rõ rệt.
Để đảm bảo bạn đã đưa thuốc vào đúng vị trí, hãy kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay và đưa vào âm đạo và khi thuốc đã ở trong âm đạo thì dùng ngón tay đẩy thuốc vào sâu hết mức có thể. Nếu như bạn không thể tự mình làm việc này thì có thể nhờ đến các dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ bác sĩ, những người có kinh nghiệm đặt giúp.
Bỏ liều
Bỏ liều là điều vô cùng tai hại nhưng lại rất phổ biến khi XX sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vì mỗi lần kê đơn, bác sĩ thường yêu cầu đặt từ 7-10 viên và không quá 14 viên. Nhưng trong nhiều trường hợp, sau khi thấy tình trạng bệnh được cải thiện, nhiều XX đã từ chối đặt hết thuốc và bỏ liều. Điều này vô cùng tai hại vì nó có thể khiến nhờn thuốc và không đạt được hiệu quả điều trị.
Lời kết
Đặt thuốc cho “cô bé” không hề khó chút nào nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện. Vì thế, nếu như bạn có bị viêm nhiễm “ghé thăm” và phải đặt thuốc thì hãy cố gắng thực hiện tốt nhé.
Hải Nguyệt
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00