Nhận biết dấu hiệu sức khỏe đảm bảo cho hoạt động tình dục ở người bệnh tim mạch Thứ Hai, 25/03/2024, 00:00
Người bị bệnh tim mạch vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt tình dục nếu có hiểu biết đầy đủ về tình trạng bệnh và được tư vấn của bác sĩ. Các bạn có thể tham khảo tại bài viết sau đây nhé.
1. Các triệu chứng tim mạch thường gặp trong lúc quan hệ tình dục
Có nhiều người coi hoạt động tình dục chỉ là những hành vi giao hợp đơn thuần. Nhưng tình dục còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Bạn có thể thể hiện ham muốn tình dục của mình theo nhiều cách. Có thể chỉ là muốn bạn tình ở gần mình, hoặc muốn chạm vào, hay chỉ một cái ôm,... Ham muốn nhiều hơn là quan hệ tình dục. Khi quan hệ, những biến đổi sinh lý thông thường đã được ghi nhận, như:
- Khi được kích thích, nhịp thở sẽ tăng dần. Da sẽ đỏ hồng và ấm lên. Cả nhịp tim và huyết áp đều tăng nhẹ.
- Khi ở trạng thái hưng phấn, cả người sẽ căng lên. Cả nhịp tim và huyết áp đều tăng cao.
- Vào thời điểm cực khoái, cơ thể sẽ giải phóng những năng lượng bị dồn nén. Sau đó, nhịp tim, huyết áp, và nhịp thở sẽ giảm dần về mức bình thường.
Tất cả những đáp ứng trên là bình thường trong lúc sinh hoạt tình dục. Thực tế, ít người để ý đến chúng. Những bệnh nhân tim mạch cũng có các biến đổi sinh lý tương tự người bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng cho quả tim nếu chúng ta không có một nhận thức đúng đắn.
2. Lợi ích trên sức khỏe tim mạch mà tình dục mang lại
- Hoạt động tình dục có kiểm soát còn có thể có lợi ích cho sức khỏe trái tim của bạn. Các nghiên cứu cho thấy những người đàn ông quan hệ tình dục ít nhất hai lần một tuần và những phụ nữ có cuộc sống tình dục thỏa mãn sẽ ít bị các cơn đau thắt ngực hơn.
- Cơ chế của những lợi ích bảo vệ tim mạch là vì tình dục là một hình thức tập luyện thể lực, giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, giảm huyết áp, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, sự thân mật nam nữ có thể làm tăng sự gắn kết, giảm cảm giác cô đơn, trầm cảm và lo lắng, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Như vậy, chỉ cần bác sĩ tim mạch của bạn đảm bảo sức khỏe trái tim có thể chịu đựng được, bạn vẫn có cơ hội được hưởng thụ một đời sống tình dục như một người bình thường.
(Ảnh: internet)
2. Khi nào người bệnh tim mạch có thể quan hệ tình dục?
(1) Sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim
Bạn gần như có thể tiếp tục sinh hoạt tình dục ngay khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên cần trao đổi trước với bác sĩ của bạn.
Nói chung, cả phụ nữ lẫn nam giới đều bắt đầu sinh hoạt tình dục trở lại khoảng vài tuần sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim. Nhiều người duy trì thói quen tình dục như trước. Tuy nhiên, một số có giảm sút hoạt động tình dục. Có thể do lo lắng, do trầm cảm, hay giảm ham muốn. Các chăm sóc và tư vấn y tế, cùng với thời gian sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Bạn có thể ôm ấp hay vuốt ve bạn tình, không nhằm mục đích đạt cực khoái mà vẫn có cảm giác được yêu thương và che chở. Điều này không phải gắng sức thể lực quá nhiều và có thể hoàn toàn thực hiện ngay khi bạn xuất viện.
Hoạt động giao hợp đòi hỏi nhiều năng lượng hơn đôi chút, do đó bạn có thể quay lại chuyện sinh hoạt tình dục một cách từ từ. Khi tự tin hơn, bạn sẽ thấy thư giãn hơn với bản thân và với bạn tình của mình. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đợi đến khi sức khoẻ khá lên. Đa số bắt đầu lại chuyện giao hợp khoảng 4 đến 6 tuần sau cơn đau ngực. Những bệnh nhân không có biến chứng có thể sớm hơn, sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu các hoạt động như đi bộ nhanh gây đau ngực thì bạn nên đợi ít nhất 6-8 tuần trước khi quan hệ tình dục.
Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của mình, bác sĩ có thể cho bạn làm nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức của bạn. Dựa trên nhịp tim và huyết áp, thầy thuốc sẽ quyết định bạn đã có thể sinh hoạt tình dục hay chưa.
Theo ước tính, nếu bạn có thể đi bộ với tốc độ hợp lý 3 dặm một giờ (1 dặm = 1,609km) trên mặt đất bằng phẳng hoặc leo 20 bậc cầu thang (3 tầng thang gác) tương đối dễ dàng, bạn có thể trở lại hoạt động tình dục một cách từ từ và bình thường.
+ Sau phẫu thuật tim mạch (bắc cầu, đặt stent hoặc nong mạch) để khôi phục nguồn cung cấp máu cho tim, bạn nên kiểm tra mức độ căng thẳng trước khi tiếp tục đời sống tình dục, bạn có thể bắt đầu làm “chuyện ấy” sau khoảng 2 đến 3 tuần.
+ Phẫu thuật tim hở gây ra chấn thương đáng kể cho lồng ngực của bạn. Xương và vết mổ đều cần nhiều thời gian để lành lại. Sau vài tuần thực hiện phẫu thuật, nếu người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như leo vài tầng cầu thang không cần gắng sức, người bệnh có thể từ từ trở lại sinh hoạt tình dục vừa sức.
(2) Đối với suy tim:
+ Suy tim nhẹ (độ I), khi bạn hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi hoặc đau ngực thì có thể quan hệ tình dục ở mức vừa phải.
+ Nguy cơ biến chứng cao hơn khi quan hệ tình dục nếu bạn đã bị suy tim nặng hoặc tiến triển (độ II, III hoặc IV) và thực hiện hoạt động thể chất nhẹ dẫn đến mệt mỏi và đánh trống ngực.
+ Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể bị tim đập không đều khi hoạt động tình dục cường độ cao, thậm chí có thể đe dọa tính mạng được khuyến cáo tránh tham gia tích cực trong khi quan hệ tình dục.
(3) Người bị đột quỵ có thể cảm thấy không thoải mái về hình ảnh cơ thể cũng như khả năng và hoạt động tình dục của họ. Trong khi phụ nữ bị đột quỵ có thể mất nhiều thời gian hơn để hưng phấn do mất cảm giác và khô âm đạo. Đàn ông không thể đạt được cương cứng tốt hơn sau một đợt đột quỵ. Vì vậy, hãy để màn dạo đầu chi phối trải nghiệm tình dục của bạn trong khi giao hợp có thể đóng vai trò thứ yếu nếu bạn và đối tác cảm thấy thoải mái.
Khi tình trạng bệnh ổn định (bệnh mạch vành, suy tim, rung nhĩ,…): Bạn đừng ngại ngần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể, từ đó chủ động lựa chọn cách, mức độ và tần suất sinh hoạt tình dục phù hợp sức khoẻ.
Với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bị bệnh tim mạch không nên tự quyết định mức độ sinh hoạt trước khi được bác sĩ khám và tư vấn. Ngoài ra, về mặt tinh thần cả hai vợ chồng hoặc bạn tình cần thấu hiểu cho nhau, sự gần gũi và thẳng thắn sẽ giúp cả hai có đời sống tình dục tốt hơn và có cảm giác dễ chịu hơn để đối phó với bệnh tim mạch.
Xem thêm:
1. Ảnh hưởng của bệnh tim mạch và thuốc điều trị với hoạt động tình dục
2. Điều gì khiến người bệnh tim mạch lo ngại về đời sống tình dục?
TSBT tổng hợp
Nguồn: vientimmach.vn; suckhoedoisong.vn; vinmec.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- TÌNH DỤC VÀ MÃN KINH Thứ Sáu, 22/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- TẠI SAO KHÔNG NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC 18 TUỔI ? Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00