Nghiên cứu mới mở ra hy vọng về phòng ngừa virus HIV Thứ Ba, 30/07/2019, 15:20

Việc ngăn ngừa virus HIV gây Hội chứng Suy giảm Miễn dịch ở người (AIDS) đang đứng trước bước ngoặt mang tính cách mạng, sau khi những thử nghiệm ban đầu cho thấy việc cấy ghép một thiết bị với kích cỡ chỉ bằng que diêm có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm ở những người có nguy cơ cao trong khoảng thời gian lên tới một năm.
Theo nghiên cứu công bố ngày 23/7 tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 10 về AIDS diễn ra ở thủ Mexico City, Mexico, các nhà nghiên cứu cho biết thiết bị này có thể đem lại cách tiếp cận mới cho việc ngăn ngừa HIV.
Thiết bị sử dụng một phân tử gọi là MK-8591, mạnh gấp 10 lần so với thuốc chống phơi nhiễm HIV hiện nay trên thị trường, và tạo ra được một rào cản lớn giúp chống lại việc virus kháng thuốc.
Giám đốc về Phát triển y tế toàn cầu về nghiên cứu virus tại trung tâm MSD Mike Robertson cho biết thiết bị sẽ từ từ phóng ra thuốc và duy trì nồng độ ổn định trong cơ thể. Với phương pháp ngăn ngừa kiểu này, thiết bị sẽ giúp người sử dụng tránh bị lây nhiễm HIV.
Ảnh minh họa (Internet)
Theo ông Robertson, việc cấy ghép, hoặc thậm chí mỗi tháng uống 1 viên chứa thành phần hiệu quả tương tự như thiết bị trên có thể đem lại nhiều lựa chọn cho những nhóm người đang có nguy cơ nhiễm virus cao. Hiện tại những người có nguy cơ lây nhiễm HIV phải uống một viên thuốc mỗi ngày để chống phơi nhiễm.
Bên cạnh đó, hội nghị lần này cũng công bố các nghiên cứu mới nhất về việc kiểm tra độ an toàn và tác dụng của vaccine HIV. Giai đoạn thử nghiệm thứ hai đã diễn ra tại Kenya, Rwanda và Mỹ đối với nhóm người có sức khỏe tốt, ít nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả cho thấy vaccine có tác dụng tốt đối với các đối tượng được thử nghiệm. Giai đoạn 3 đang được lên kế hoạch triển khai.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Một tháng phát hiện 330 người nhiễm HIV mới tại TP.HCM Thứ Năm, 25/07/2019, 16:00
- 23,3 triệu người nhiễm HIV toàn cầu được điều trị bằng ARV Thứ Ba, 23/07/2019, 14:35
- Khoảnh khắc người cha ôm chặt con trai trên giường bệnh và câu chuyện phía sau bức ảnh làm thay đổi nhận thức về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS Thứ Ba, 16/07/2019, 14:37
- ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI TẢI LƯỢNG VI RÚT HIV DƯỚI NGƯỠNG PHÁT HIỆN! Thứ Ba, 09/07/2019, 16:00
- Tổ chức Lễ khai trương Dịch vụ điều trị Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại phòng khám PULSE, thành phố Hồ Chí Minh Thứ Ba, 09/07/2019, 14:29
- Gel chống HIV đầu tiên trên thế giới bước vào giai đoạn thử nghiệm Thứ Ba, 02/07/2019, 14:53
- Biểu hiện của HIV theo từng giai đoạn Thứ Ba, 18/06/2019, 15:00
- Cung cấp vắc-xin HIV với liều lượng nhỏ mang lại hiệu quả cao hơn Thứ Ba, 11/06/2019, 14:43
- Mỹ cấp phép loại thuốc điều trị HIV mới giúp tối giản liệu trình Thứ Ba, 04/06/2019, 16:31
- Hơn 500 trẻ em nhiễm HIV tại thành phố Pakistan Thứ Ba, 28/05/2019, 14:00
- Madonna tưởng nhớ những người bạn mất vì AIDS trong phát biểu nhận giải GLAAD Thứ Ba, 21/05/2019, 17:03
- Đột phá: Tiêm virus HIV trị căn bệnh không thuốc chữa Thứ Ba, 21/05/2019, 14:30