Khám sức khoẻ trước khi kết hôn - Bạn nghĩ sao? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khám sức khoẻ trước khi kết hôn - Tại sao không?
Hoacat: Có khám chứ vì ngoài quan tâm đến sức khỏe của bạn đời còn phải quan tâm đến sức khỏe của thế hệ tương lai nữa.
Trungtinh: Mình thấy rất cần thiết phải đi khám sức khoẻ trước khi kết hôn để đảm bảo hạnh phúc trọn vẹn, không những thế nên đi khám tổng quát định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
whale_0408: Tôi rất muốn chúng tôi sẽ cùng đi khám sức khoẻ tổng thể trước khi kết hôn. Khám sức khoẻ ở đây không phải để tìm xem có bệnh hay không để quyết định kết hôn hay không mà để cả hai cùng biết về tình trạng sức khoẻ của nhau. Khi biết về sức khoẻ của nhau rồi ít nhất ta cũng trao đổi và có phương án phòng chống một số bệnh có khả năng lây truyền; chúng ta biết cách quan tâm, chăm sóc nhau nhiều hơn...
Huongpsy: Khám sức khoẻ ở bất kì tình huống nào cũng là thể hiện ở bạn một người hiện đại và dám làm dám chịu. Nhiều người cho rằng: Ui đi khám làm gì, khám rồi biết bệnh càng buồn hơn, nhưng bạn có biết rằng với vấn đề sức khoẻ càng biết sớm thì khả năng chữa trị càng thành công nhiều hơn.
Với những người sắp kết hôn, đi khám sức khoẻ là điều nên làm. Bởi chúng ta sẽ sản sinh ra một thế hệ tương lai, vì vậy nếu chúng ta không khoẻ mạnh thì...? Hơn nữa chúng ta cũng thể hiện là một người có trách nhiệm với chính bản thân mình và người bạn đời của mình. Đến lúc đó cả hai sẽ hoàn toàn chấp nhận người mình yêu mà không có gì phải bận tâm. Bạn có muốn nghe câu nói, đầy trách móc: "Sao em/anh không cho tôi biết trước đó?". Hay có thể: Giá mà anh/em biết trước sẽ quan tâm đến em/anh hơn....
Ngại ngần, lưỡng lự – vì đâu?
whale_0408: Làm thế nào để người yêu của mình cũng hiểu ý tốt của việc đi khám sức khoẻ này để đi cùng mình nhỉ? Lỡ người ta hiểu lầm mình là không tin tưởng người ta thì làm thế nào?
ngoc1983: Đọc mấy bài trên cũng thấy khám sức khoẻ là cần thiết. Nhưng từ kinh nghiệm cá nhân em nhận thấy một phần vì sợ, một phần vì chưa có thói quen đi khám sức khoẻ; một phần chưa hiểu rõ tầm quan trọng, một phần vì thời gian trước khi cưới có quá nhiều việc nên ít người nghĩ đến chuyện đi khám sức khoẻ lắm.
Chom_chom: Điều mà mọi người ngại đi khám trước khi kết hôn là cho người kia biết tình trạng sức khoẻ của mình. Chứ còn bản thân việc khám bệnh thì cần thiết là cái chắc (bác sỹ vẫn khuyến cáo đi khám tổng thể định kì 6 tháng một lần). Như thế thì hãy thử nghĩ xem sao chúng ta lại ngại cơ chứ . Chồng hay vợ của mình là người mình có thể chia sẻ nhiều nhất mà, hay là còn chuyện gì muốn giấu. Túm lại tớ ủng hộ quan điểm khám một lèo trước hôn nhân, trước khi ấy tớ sẽ cùng anh ấy cùng bàn trước những khả năng xảy ra . Tớ muốn có một hôn nhân hạnh phúc bền vững.
“Ngại lắm” - lỡ có bệnh thì sao? – là băn khoăn có thực của không ít các thành viên khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, chẳng hạn như thành viên Zero, Ngoc1983… Ngoc1983 chia sẻ: “Thành thật mà nói thì mình sợ đi khám lắm, nhỡ mình có bệnh tật gì thì sao? Lúc đó thì buồn lắm. Vì vậy, mình nghĩ là mình sẽ không đi khám đâu. Có cưới 1 lần chứ 10 lần mình cũng không đi khám”.
Và đây là phản hồi của các thành viên khác đến Zero và Ngoc1983: “Có bệnh thì chữa bệnh chứ sao nữa? Tùy từng loại bệnh mà đưa ra lời nhận xét” – Chungtinhbanhxe; “Cũng không loại trừ một số trường hợp khi người yêu có bệnh có người phân vân không biết nên kết hôn nữa hay không. Có người vì tình yêu, vì mong muốn sống chung với người mình yêu mà chấp nhận tất cả những gì vốn có ở người yêu, sẵn sàng cùng người yêu chia sẻ khó khăn, ngọt bùi trong cuộc sống; nhưng cũng có người coi trọng những giá trị khác hơn tình yêu, hơn việc gắn bó với người mình yêu... Dù sao đó cũng là chọn lựa của mỗi người. Thà chúng ta rõ ràng, thẳng thắn với nhau ngay từ đầu còn hơn đến khi ván đã đóng thuyền rồi mới đem ra trách cứ nhau, hay ân hận vì quyết định của mình” - whale_0408
Còn đây là thông tin chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thu Giang - Phó Giám đốc tổ chức LIGHT - Người trực tiếp thực hiện thăm khám, tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân: “Về mặt sinh học, kết hôn không còn là việc riêng của hai người. Kết hôn hàm nghĩa rằng xã hội sắp đón nhận một con người mới được sinh ra từ cặp vợ chồng mới. Đứa trẻ được sinh ra có thể chất và tâm lý tốt hay xấu phụ thuộc vào cấu trúc gene sẵn có ở cha và mẹ… Khám sức khoẻ và tư vấn di truyền không cản trở sự kết hôn mà chỉ đưa ra những phương hướng giúp họ phòng tránh được các rủi ro sinh con có khuyết tật di truyền, hoặc hướng dẫn cách nuôi tối ưu với những trẻ có bệnh về chuyển hóa”.
Câu chuyện thực tế: “Cô chị con cô ruột của bạn mình là cô gái rất dễ thương, xinh đẹp và phải nói là giỏi giang nữa đấy. Cô ấy đã định ngày cưới và hai bên đã thoả thuận ngày cưới rồi, đi khám sức khoẻ đều không có vấn đề gì. Nhưng đùng một cái cô ấy bị nhức đầu, mệt mỏi và nôn oẹ và không thể chịu nổi nữa nên đã gia đình đã đưa đi cấp cứu. Vào bệnh viện hỡi ôi, cô ấy bị ung thư ác tính, mặc dù biết cô vợ sắp cưới không sống được bao lâu nhưng chàng rể vẫn quyết định cưới cô dâu đó. Đúng là nghĩa cử cao đẹp và tình yêu chân chính” - Aigiaunhat
Không đi khám sức khoẻ và những câu chuyện đau lòng…
noname84: Mình đã từng đọc bài báo nói về một cặp vợ chồng kia sau khi cưới nhau thì mới phát hiện người chồng bị bệnh đã lây sang cho vợ. Do đó mình nghĩ nên kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn. Nhưng dù sao việc quyết định có đi khám hay không còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức, tính cách, và quan niệm của mỗi người nữa.
yeu_nguoi: Ở quê tôi, cũng có một số bạn gái sau khi lấy chồng, sinh con rồi mới phát hiện ra chồng mình bị nhiễm HIV, một thời gian sau chồng cũng qua đời, một phần do bị sốc thuốc (mấy anh chồng ấy còn chích thuốc phiện nữa), một phần do sức khoẻ giảm sút. Khi đi làm xét nghiệm thì ôi thôi, người vợ cũng bị lây nhiễm HIV, chỉ còn hy vọng mong manh là đứa bé sẽ không bị nhiễm giống bố mẹ. Thật là một câu chuyện đau lòng, phải không các bạn?
whale_0408: Thực tế cũng có nhiều chuyện đau lòng như vậy, bạn ạ. Đành rằng nhiều người yêu nhau, sẵn sàng gắn bó với nhau trong mọi hoàn cảnh. Nhưng giá biết trước tình trạng sức khoẻ, biết rõ nguy cơ lây nhiễm bệnh cho mình, cho người mình yêu thương thì những sự việc đau lòng trên có thể sẽ không diễn ra.
Nếu là qui định bắt buộc?
Pvdohung: Đi khám sức khỏe là quy định bắt buộc của luật pháp trước khi đăng ký kết hôn. Dù muốn hay không bạn vẫn phải đi. Còn chuyện bạn "ăn nhậu bên ngoài xã hội" như thế nào để bệnh tật trong người mà không được cưới thì bạn nên xem xét lại lúc này có nên cưới vợ hay chưa! OK?
Whale_0408: Ở Việt Nam thì pháp luật chưa quy định bắt buộc phải khám sức khoẻ trước khi kết hôn. Em không biết khi nào mới có. Nhưng nghe nói ở Trung Quốc nếu không có giấy khám sức khoẻ thì người ta không cho đăng ký kết hôn đâu các bác ạ. Nếu Luật pháp nước mình cũng quy định bắt buộc phải khám sức khoẻ tổng quát trước khi kết hôn thì các bác nghĩ sao? Em thì em ủng hộ cả hai tay. Nhưng nếu bác sỹ tận tình, chu đáo, thân thiện và có chế độ giảm phí đế khuyến khích thì tuyệt quá.
Yêu_nguoi: Nếu pháp luật đưa ra quy định như thế thì hay quá! Mọi người cứ đi khám sức khoẻ như một thông lệ, chả phải băn khoăn, nghi ngờ hay phải thuyết phục ai. Hơn nữa đây cũng là một cơ hội tốt để mọi người quan tâm đến sức khoẻ của mình và của người thân, chứ nhiều người
Đối với riêng bạn và người ấy, việc đi khám sức khoẻ trước khi kết hôn có ý nghĩa như thế nào? Bạn và người ấy còn điều gì băn khoăn, e ngại khi đi khám sức khoẻ không? Bạn nghĩ sao nếu Pháp luật Việt Nam đưa ra qui định bắt buộc phải khám sức khoẻ tổng quát trước khi kết hôn? …
Mỗi người đều có quan điểm riêng và có lý do riêng để giải thích cho quan điểm của mình. Chúng ta có hoàn toàn có thể chia sẻ những quan điểm đó. Một lần suy nghĩ và chia sẻ ý kiến là một lần chúng ta nhìn nhận lại lại quan điểm của mình, từ đó có thể tự điều chỉnh hoặc giúp người khác điều chỉnh quan điểm cho phù hợp. Chúng tôi mong rằng sẽ sớm nhận được thêm thật nhiều ý kiến chia sẻ của các bạn về chủ đề trên.
Để tiếp tục trao đổi, thảo luận về vấn đề này, bạn có thể vào phần "Trao đổi thảo luận" phía dưới hoặc vào diễn đàn.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00