Huyết trắng khi nào cần điều trị? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
Huyết trắng bệnh lý là vấn đề phụ khoa thường gặp của nhiều phụ nữ. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Nhận biết huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý
Huyết trắng có hai loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Huyết trắng sinh lý là dịch tiết âm đạo bình thường. Nhưng có nhiều nguyên nhân khiến huyết trắng có tính chất bệnh lý và được gọi là khí hư.
Huyết trắng sinh lý
Có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc do kích thích tình dục. Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là hơi nhầy dính, dai, có thể kéo thành sợi tuy vậy quá ngắn cũng như dễ đứt, không mùi hay có mùi nhẹ, màu trắng trong và cũng không gây những triệu chứng khó chịu. Với loại huyết trắng này, không cần phải điều trị chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ "vùng kín"sạch sẽ, khô thoáng.
Huyết trắng bệnh lý
Huyết trắng trở thành bệnh lý khi xuất hiện nhiều, đổi màu: trắng đục, vàng xanh hoặc nâu đỏ do có sự xuất hiện của nấm bệnh Candida, lậu cầu khuẩn. Hay sự phát triển hoặc xâm nhiễm của tạp khuẩn, vi rút có hại bên trong âm đạo. Hoặc bộ phận sinh dục bị tổn thương bởi nhiễm trùng…
Không còn độ sánh, dính dai mà loãng như nước hay bị vón cục, đóng từng mảng trên quần lót hoặc có bọt có mùi hôi, kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…
Nguyên nhân gây huyết trắng bệnh lý thường do nhiễm nấm, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai… hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm…
Cần tuân thủ điều trị
Khi bị huyết trắng bệnh lý, việc điều trị không chỉ ở bản thân người phụ nữ mà cần phải điều trị cho cả người chồng hoặc bạn tình.
Huyết trắng bệnh lý không gây vô sinh nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Trường hợp ảnh hưởng đến đường sinh sản có thể do khả năng vi khuẩn theo dịch tiết đi vào buồng tử cung, gây viêm tử cung và từ viêm tử cung. Nếu không được điều trị sẽ lan ra ổ bụng gây viêm tắc vòi trứng , viêm phúc mạc chậu, lúc đó mới dẫn đến viêm buồng trứng và có thể gây vô sinh.
Phòng ngừa huyết trắng bệnh lý
Theo các chuyên gia, khi thấy dịch âm đạo có những biểu hiện bất thường, mùi khó chịu gây ra những khó chịu bất tiện trong sinh hoạt, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám sớm, tìm hiểu, xác định đúng tác nhân gây bệnh là do nấm hay vi khuẩn trùng roi, lậu cầu… thì việc điều trị mới hiệu quả, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị.
Để phòng ngừa huyết trắng bệnh lý, chị em cần vệ sinh sạch sẽ "vùng kín" đúng cách, mỗi ngày hai lần rửa nhẹ nhàng từ phía trước ra phía sau, không thụt rửa sâu vào bên trong…
Mặc đồ thoáng mát vì nếu mặc quần áo chật sẽ gây tình trạng nóng, ẩm nơi "vùng kín" và đó là môi trường rất dễ để nấm phát triển.
Quần áo, đồ lót giặt sạch, phơi ngoài nắng và không nên giặt đồ lót chung với quần áo. Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi giao hợp.
Nguồn SKĐS
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Vaccine COVID-19 có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ? Thứ Hai, 31/07/2023, 15:00
- Bà mẹ mang thai uống rượu nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi Thứ Hai, 31/07/2023, 13:00
- Tia phóng xạ ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi như thế nào? Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Khói thuốc có hại như thế nào với thế hệ sau Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Cách để có một đời sống tình dục tốt trong nhiều năm Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Người chồng hai đời vợ vẫn ngoại tình liên tiếp, người thứ 3 còn nhỏ tuổi Thứ Năm, 27/07/2023, 15:00
- 3 câu nói như "bảo bối" giúp cặp đôi làm lành sau cãi vã Thứ Năm, 27/07/2023, 13:00
- Cách làm bánh Brownie hạt điều thơm ngon Thứ Năm, 27/07/2023, 13:00
- Cách làm mì Udon xào hải sản thơm ngon, bổ dưỡng Thứ Năm, 27/07/2023, 13:00
- Những hành động lãng mạn các cặp đôi nên dành cho nhau Thứ Năm, 27/07/2023, 12:00
- Cách tính ngày rụng trứng giúp tránh thai an toàn, hiệu quả Thứ Hai, 24/07/2023, 15:00
- 10 phút sau khi làm ‘chuyện ấy’, tuyệt đối không làm 5 việc này kẻo viêm nhiễm, sinh bệnh cả đôi Thứ Hai, 24/07/2023, 14:00