Hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
Thuốc kích trứng Menogon có thành phần chính là Menotropin (HMG) hàm lượng 75 IU. Thuốc Menogon công dụng trong điều trị các trường hợp vô sinh ở những phụ nữ bị thiểu năng buồng trứng, kích thích sự phát triển của nang noãn, vô sinh ở nam giới bị giảm chức năng tuyến sinh dục... Tìm hiểu các thông tin cơ bản cũng như hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon sẽ mang lại cho bệnh nhân hiệu quả điều trị tốt nhất.
1. Thuốc Menogon là thuốc gì?
Thuốc Menogon được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, với thành phần chính bao gồm:
- Hoạt chất: Menotropin (HMG) hàm lượng 75 IU bao gồm 75 IU hormone FSH và 75 IU hormone LH.
- Tá dược: 1 ống 1 ml dung môi có chứa dung dịch Natri clorid đẳng trương, Acid hydrochloric loãng điều chỉnh pH và nước cất pha tiêm.
Cơ chế tác dụng
Menotropins (HMG) là hoạt chất thu được từ nước tiểu phụ nữ tại thời kỳ sau mãn kinh. Hoạt chất này có tác dụng tương tự như tác dụng của các hormone có trong tự nhiên thùy trước tuyến yên trong não người đó là hormone FSH (hormon kích thích nang noãn) và hormone LH (hormon hoàng thể hóa). Các Gonadotropin hay các loại hormone này có tác dụng kích thích tuyến sinh dục hoạt động bình thường và tiết hormon sinh dục ở cả nam và nữ, cụ thể thì ở nữ nó tác dụng trên vòi Fallope ở buồng trứng và ở nam tác dụng trên tinh hoàn.
Ở phụ nữ, Menotropins (HMG) thúc đẩy làm tăng phát triển của nang noãn ở buồng trứng và kích thích sự phát triển của chúng để thời kỳ trưởng thành và rụng. Ở nam giới, Menotropins (HMG) thúc đẩy sự hình thành hormone sinh dục nam Testosterone và sự phát triển của tinh trùng.
2. Thuốc kích trứng Menogon có tác dụng gì?
Thuốc kích trứng Menogon được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ bị vô sinh do thiểu năng buồng trứng có nồng độ Gonadotropin bình thường hoặc giảm.
- Kích thích sự phát triển của các nang noãn trong buồng trứng.
- Giúp kích thích buồng trứng có kiểm soát để tạo ra các nang noãn phát triển chuẩn bị nguyên liệu cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (IUI) hay thụ tinh ống nghiệm (IVF).
- Nam giới bị vô sinh do thiểu năng tuyến sinh dục có nồng độ Gonadotropin giảm. Dùng kết hợp với hCG để kích thích quá trình sinh tinh trùng.
3. Chống chỉ định của thuốc Menogon
Chống chỉ định của thuốc kích trứng Menogon trong những trường hợp sau đây:
- Người bệnh bị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Menogon.
- Dị ứng quá mẫn với các loại thuốc khác có chứa Menotropin (HMG).
- Phụ nữ có thai, phì đại buồng trứng hoặc có các nang buồng trứng không phải là hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị chảy máu tử cung không rõ nguyên nhân hoặc có những khối u buồng trứng, u xơ tử cung hay u ở vú.
- Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt, các khối u ở tinh hoàn. Nam giới có nồng độ Gonadotropin bình thường.
4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Menogon
4.1. Liều dùng
Phụ nữ vô sinh
- Liều khởi đầu: Tiêm bắp hoặc dưới da 75 – 150 IU (1 – 2 ống) Menogon mỗi ngày. Số ngày tiêm sẽ tuỳ vào từng đối tượng bệnh và phác đồ khác nhau.
- Tăng liều từ từ nếu buồng trứng không đáp ứng cho đến khi thấy rõ sự tăng tiết Estradiol và sự phát triển của các nang noãn. Tiếp tục duy trì liều Menogon cho đến khi đạt được mức Estradiol trong máu và kích thước trứng tiêu chuẩn trước khi rụng trứng. Nên giảm liều nếu thấy mức tăng quá nhanh. Quá trình theo dõi sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng đối tượng khác nhau.
- Gây rụng trứng: Tiêm bắp 1 lần 5000 – 10000 IU hCG trong 1 – 2 ngày sau mũi tiêm Menogon cuối cùng.
Nam giới vô sinh
- Liều khởi đầu: Tiêm 3 lần 1000 – 3000 IU hCG mỗi tuần cho đến khi đạt được nồng độ hormone Testosterone bình thường.
- Tiếp theo dùng tiêm 3 lần liều 75 – 150 IU (1 – 2 ống) Menogon mỗi tuần trong vài tháng.
4.2. Hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon
Việc tiêm thuốc kích trứng Menogon thường được thực hiện tại các cơ sở y tế có các bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên khoa về sản phụ khoa. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vì điều kiện không cho phép hoặc mong muốn được tự tiêm thuốc tại nhà, sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn quy trình thực hiện. Có thể tham khảo quy trình tiêm thuốc kích trứng Menogon dưới đây.
Quy trình tiêm
- Bước 1: Sát khuẩn tay sạch sẽ bằng cồn hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.
- Bước 2: Chuẩn bị ống tiêm thuốc, xác định liều lượng thuốc Menogon cần pha theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc có sẵn trong hộp thuốc.
- Bước 3: Lau sạch và sát khuẩn vùng tiêm bằng bông tẩm cồn
- Bước 4: Có nhiều cách tiêm thuốc vào cơ thể nhưng các thuốc kích trứng thường được dùng qua 2 đường là:
- Tiêm dưới da, thường tiêm tại vị trí quanh rốn, cách rốn khoảng 3 - 5cm, vị trí này bệnh nhân có thể tự tiêm được. Lúc này, một tay nắm giữ vùng cần tiêm, đẩy nhẹ nhưng điều chỉnh tốc độ nhanh mũi kim để toàn bộ kim đi vào mô. Sau đó, kéo nhẹ đuôi kim xem có máu đi ngược ra ngoài hay không, nếu không thì tay còn lại sẽ đẩy nhẹ và chậm đuôi ống tiêm, sau khi hết thuốc tiến hành rút với tốc độ nhanh.
- Tiêm bắp, vị trí tiêm thường là mông hoặc mặt trước ngoài đùi. Cách tiêm này nên để nhân viên y tế hoặc người thân (có kỹ thuật tiêm bắp) thực hiện vì các vị trí tiêm thường khó tiếp cận. Một số bệnh nhân nếu đã được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi trực tiếp vài lần để đánh giá kỹ thuật tiêm thì có thể tự tiêm tại nhà.
- Bước 5: Tháo bỏ kim tiêm, ống tiêm, vỏ thuốc, bông cồn...vào thùng rác cẩn thận.
Thời gian tiêm
- Mỗi ngày 1-2 mũi (cùng lúc) tùy vào chỉ định của bác sĩ và thời điểm trong chu kỳ kích trứng.
- Nên tiêm thuốc kích trứng đúng buổi và đúng giờ mỗi ngày.
- Thời gian tiêm thuốc kích trứng có thể sớm hơn hoặc trễ hơn trong vòng 2 tiếng so với mũi tiêm của ngày trước đó.
Lưu ý sau khi tiêm
- Đối với những bệnh nhân thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), với mũi tiêm cuối cùng để gây trưởng thành trứng, cần được tiêm đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong trường hợp mũi tiêm chênh lệch nhiều giờ so với giờ chỉ định, vui lòng thông báo càng sớm càng tốt với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Cách bảo quản thuốc
Việc tự tiêm tại nhà và tiêm thuốc trong một thời gian nhất định đòi hỏi bệnh nhân phải biết được các thông tin về bảo quản thuốc Menogon:
- Đọc và làm theo tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Menogon
- Bảo quản thuốc Menogon tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Không nên bảo quản ở nhiệt độ trên 30 độ C.
- Để thuốc Menogon xa tầm tay trẻ em.
5. Lưu ý khi sử dụng Menogon
Uống thuốc kích trứng Menogon với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Đau sưng nóng lại vị trí tiêm thuốc, kích ứng trên vị trí tiêm, phát ban da, ngứa.
- Buồng trứng kích thích quá mức gây phì đại, đau vùng chậu.
- Rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn.
- Đa thai
- Cương tức vú
- Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn như tiêu chảy, rối loạn đông máu, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, nguy cơ đột quỵ...
Bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc Menogon khi xuất hiện các triệu chứng trên hoặc bất kỳ các triệu chứng bất thường khác. Bệnh nhân và người thân nên báo cáo với bác sĩ điều trị về việc sử dụng Menogon hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
6. Lưu ý sử dụng thuốc Menogon
- Những bệnh nhân nữ có mắc các bệnh lý như suy vỏ thượng thận, suy tuyến giáp, u tuyến yên, tăng Prolactin máu cần được điều trị thích hợp trước khi sử dụng thuốc kích trứng Menogon.
- Phụ nữ có thai: Theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Menotropin (HMG) trong thuốc Menogon thuộc nhóm X, nhóm thuốc rất có hại và tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ có thai. Vì thế, chống chỉ định sử dụng thuốc Menogon trên đối tượng này.
- Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay vẫn chưa rõ về sự phân bố của Menotropin trong sữa mẹ. Vì thế, không sử dụng thuốc Menogon hoặc bất kỳ các thuốc khác có chứa hoạt chất Menotropin (HMG) trên phụ nữ đang cho con bú.
Trên đây là những thông tin khái quát về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon. Để đạt được hiệu quả điều trị cao khi sử dụng thuốc Menogon, bệnh nhân và người thân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Vì sao uống thuốc kích trứng bị ra máu? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có đau và mệt không? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Clomid Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Bệnh cường giáp trong thai kỳ - điều trị như thế nào cho an toàn? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Cách tăng khả năng thụ thai Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Bạn có thể mua thuốc kích trứng ở đâu? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cho con bú có lợi như thế nào cho bạn và con bạn? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Các loại thuốc tiêm kích trứng phổ biến hiện nay Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Cập nhật về hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ mang thai? Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00