Giao diện tiếp cận

Giúp thanh thiếu niên chống lại áp lực thử ma túy Thứ Tư, 12/06/2024, 00:00

Giúp thanh thiếu niên chống lại áp lực thử ma túy

(Ảnh: internet)

Áp lực từ bạn bè trong việc thử ma túy cũng không kém phần mãnh liệt so với áp lực tình dục mà rất nhiều thanh thiếu niên phải đối mặt. Đối với bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến rắc rối, chúng ta cần chuẩn bị cho con mình từ chối những lời mời uống rượu và các loại ma túy khác.

Một số thông tin về sử dụng ma túy ở Việt Nam

Theo Bộ Công an, thời gian qua, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng là tình trạng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đang diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, nơi có nhiều người trẻ tập trung như trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục,…

Học sinh, sinh viên là những người trẻ tuổi, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê, thích trải nghiệm những cái mới nên đã và đang trở thành mục tiêu mà tội phạm ma túy hướng tới.

Thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, sản xuất rất nhiều loại ma túy thế hệ mới có độc tính cao, với hình thức bắt mắt thu hút sự tò mò, khám phá của giới trẻ, đồng thời ngụy trang núp bóng dưới dạng: "nước vui", trà sữa hoặc tẩm ướp trong thực phẩm đồ uống, thuốc lá điện tử...

Biểu đồ về số lượng ma túy tổng hợp thu giữ và số người sử dụng ma túy tổng hợp ở Việt Nam (phải) của UNODC. Ảnh chụp màn hình.

  • Theo Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc cho thấy số người sử dụng ma túy tổng hợp ở Việt Nam năm 2020 tăng khoảng 6 lần so với năm 2017.
  • Năm 2023, cả nước có gần 230.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý, khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 - 25, trong đó có nhiều em ở độ tuổi 13 - 15 tuổi.
  • Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy tổng hợp thì có tới 70 - 75% người trong độ tuổi 17 - 35 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên.
  • Kết quả xác định tình trạng nghiện 6 tháng đầu năm 2023 là 37.813 người, tăng 25.668 người (tăng 211%) so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn cả năm 2022. Trong đó có 32.389 người có kết quả xác định là nghiện ma túy, chiếm 85,5% trên tổng số người được xác định tình trạng nghiện.

Hậu quả sử dụng ma túy

  • Hậu quả đối với sức khoẻ: làm tăng tần số thở có thể dẫn đến ngưng tim khi sử dụng quá liều; có thể gây ra các cơn co thắt ngực, nhồi máu cơ tim, gây co mạch làm tăng huyết áp; gây ra sự hưng phấn, kích thích lên hệ thần kinh, lệ thuộc thuốc và gây nghiện; suy yếu chức năng tình dục rất lớn, gây bất lực ở nam, nữ bị rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc tệ hơn nữa có thể dẫn đến vô sinh,...
  • Đối với xã hội: tăng các tệ nạn xã hội như trộm cắp tài sản, lừa đảo, mại dâm, giết người, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật. Trong năm 2023, có gần 1.500 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu loạn thần "ngáo đá", gây ra 30 vụ phạm pháp hình sự.
  • Đối với gia đình: làm cạn kiệt kinh tế gia đình, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, gây tâm lý lo lắng, mặc cảm cho các thành viên trong gia đình.

Tình huống trẻ có thể bị lôi kéo, rủ rê sử dụng ma túy

Lần đầu tiên một người sử dụng ma túy thường thông qua các buổi sinh nhật, đi chơi tập thể, đi hát karaoke cùng bạn bè. Và theo thói quen, cứ khi nào đi như vậy, chúng sẽ tiếp tục sử dụng ma túy. Tình trạng ấy lặp đi lặp lại đến khi nhận ra mình nghiện ma túy thì mọi thứ đã muộn.

Có rất nhiều nguy cơ mà các em có thể gặp như ăn đồ ăn, thức uống có pha trộn hoặc cho ma túy vào; bị người khác cho ăn, uống đồ có chứa chất ma túy; bị ép sử dụng đồ có chứa ma túy; nhờ vận chuyển đồ có chứa chất ma túy; bị rủ rê, lôi kéo vào hành vi bán hàng, vận chuyển đồ, thức ăn có chứa ma túy.

Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) từng khảo sát trên 1.100 học sinh các trường phổ thông ở 5 quận của Hà Nội và một số địa phương khác, có tới 44% nói rằng không hiểu gì về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy và gần 40% chưa biết đến kỹ năng cần thiết để phòng tránh.

(Ảnh: internet)

Hãy gợi ý cho trẻ những câu nói để tránh bị cám dỗ

"Chỉ cần nói KHÔNG"? Đó là một sự khởi đầu, nhưng rất ít thanh thiếu niên cố gắng lôi kéo bạn bè dùng thử ma túy sẽ để vấn đề dừng lại ở đó. Trên thực tế, những kẻ lạm dụng chất gây nghiện có xu hướng coi việc chuyển đổi một đứa trẻ “thẳng thắn” là một thách thức không thể cưỡng lại, và họ có thể kiên trì đến mức bực tức.

“Nào anh bạn, bạn sẽ thích cảm giác phấn khích từ thứ này! Nó thật thư giãn”

Hãy đóng vai cảnh này với con bạn. Danh sách các câu trả lời có thể có bao gồm:

  • Một câu nói chắc nịch nhưng thân thiện “Không, cảm ơn!”. Không cần thiết phải tự cho mình là đúng, chẳng hạn như nói “Say rượu? Đó là dành cho những kẻ thua cuộc”. Hãy khuyến khích thanh thiếu niên không gán cho người khác là tốt hay xấu, chỉ nói hành vi của họ mà thôi. Sử dụng ma túy là sai nhưng điều đó không nhất thiết khiến người nghiện ma túy trở thành người xấu.
  • Thay đổi chủ đề: "Không, cám ơn. Này, cậu nghĩ sao về bài kiểm tra xã hội ngày hôm qua?”
  • Gợi ý thay đổi kế hoạch: “Tớ đã thuyết phục được các bạn chơi bóng rổ ở trường. Cậu thấy như thế nào?"
  • Nói không nhiều lần: "Không, cám ơn."/“Ồ, thôi nào! Đó là thứ giết người đấy!”/"Xin lỗi không thú vị."/ "Thậm chí tớ không muốn một chút nào".
  • Dạy con tôn trọng cơ thể của mình. “Không, cảm ơn, tớ không uống rượu. Hơn nữa, ngày mai đội bơi nữ có cuộc gặp mặt, và tớ cần phải ở trạng thái tốt nhất”.
  • Sau đó, luôn có tình huống dự phòng: “Bố mẹ tớ sẽ giết tớ nếu họ phát hiện ra tớ bị phê thuốc, và họ luôn có cách phát hiện ra!”

Cảnh báo trẻ về sự nguy hiểm của ma túy “hiếp dâm”

Đặc biệt, loại thuốc benzodiazepine flunitrazepam (Rohypnol) không mùi, không màu có liên quan đến hàng nghìn vụ cưỡng hiếp trong đó các thanh niên bí mật bỏ thuốc vào đồ uống có cồn hoặc các loại khác của những người hẹn hò mà họ không hề nghi ngờ. Chất này nhanh chóng khiến người uống chóng mặt, mất phương hướng và bất tỉnh.

Hãy chia sẻ những lời khuyên sau đây với con gái, thậm chí cả con trai. Điều này có thể giúp trẻ thoát khỏi việc phải trải qua một trong những sự kiện đau buồn nhất trong cuộc đời và thậm chí có thể cứu mạng.

  • Không bao giờ để đồ uống của mình mà không có người trông coi tại một bữa tiệc, câu lạc bộ khiêu vũ, nhà hàng hoặc các buổi tụ tập khác. Nếu phải sử dụng phòng vệ sinh, hãy mang theo bên mình hoặc nhờ một người bạn đáng tin cậy trông chừng cho đến khi bạn quay lại.
  • Không nhận đồ uống đóng hộp từ bất kỳ ai mà bạn không biết rõ (trừ người phục vụ và nhân viên pha chế).
  • Mặc dù khó phát hiện những chất này trong đồ uống nhưng hãy lưu ý đến mùi vị, kết cấu và hình thức bên ngoài của đồ uống. Ví dụ, GHB có vị mặn, trong khi Rohypnol được mô tả là hơi đắng khi rắc vào rượu. Những viên thuốc màu xanh lá cây mới làm cho chất lỏng có màu sáng trở thành màu hơi xanh; chất lỏng sẫm màu chuyển sang màu đục,...
  • Bạn bè quan tâm đến bạn bè. Nếu bạn nghi ngờ rằng một cô gái khác đã sử dụng bất kỳ loại ma túy nào - kể cả rượu, loại thuốc gây trầm cảm bị lạm dụng nhiều nhất - có thể khiến cô ấy không có khả năng tự vệ trước nguy cơ cưỡng hiếp có thể xảy ra, hãy tìm cách đưa cô ấy ra khỏi tình huống đó.

Quy tắc 5 ngón tay

Quy tắc 5 ngón tay hướng dẫn học sinh xử lý tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy được đề cập trong cuốn "Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở".

Nguyên tắc 1: Ngón tay cái - Bình tĩnh

  • Trong bất kỳ tình huống nào các em đều cần bình tĩnh, không nên khóc lóc. Khi mất bình tĩnh, các em sẽ khó phân tích được tình huống mình đang gặp phải, không lựa chọn được giải pháp phù hợp và an toàn tại thời điểm đó. Hơn nữa, việc không bình tĩnh, sợ hãi sẽ càng khiến kẻ xấu biết điểm yếu để uy hiếp, đe dọa, dễ dàng ép các em phải tuân theo yêu cầu của chúng.
  • Việc la hét, khóc lóc sẽ làm kẻ xấu nảy sinh sợ hãi vì người xung quanh phát hiện. Một vài trường hợp có thể chúng hoảng sợ bỏ chạy, nhưng cũng có thể chúng trở nên liều lĩnh mà gây ra những hành vi nguy hiểm đối với các em.

Nguyên tắc số 2: Ngón tay trỏ - Từ chối, bỏ đi

Việc từ chối, bỏ đi cần khéo léo và dứt khoát. Điều đó cho thấy các em mạnh mẽ, có ý thức làm chủ bản thân và khiến kẻ xấu e ngại. Thường kẻ xấu chỉ đạt được mục đích khi biết người tiếp cận hoặc đe dọa, rủ rê yếu đuối, sợ hãi. Còn với người mạnh mẽ, có khả năng làm chủ bản thân, chúng thường hạn chế tiếp cận vì tỷ lệ thành công không cao. Chúng dễ dàng bị phát hiện hoặc bị bắt.

Nguyên tắc số 3: Ngón tay giữa - Thông báo ngay cho người thân, người lớn mà em tin tưởng

  • Bên cạnh các em luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn. Việc nhờ người xung quanh giúp đỡ không thể hiện sự yếu kém mà đó là lựa chọn thông minh, cần được phát huy. Có những tình huống vượt quá khả năng giải quyết của các em thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giảm thiểu hậu quả của sự việc gây ra, đảm bảo an toàn cho các em.
  • Việc liệt kê ra người sẵn sàng giúp đỡ và đánh dấu theo thứ tự 1, 2, 3... sẽ giúp các em phản ứng nhanh trong những tình huống khẩn cấp. Nên trao đổi trước với những người được lựa chọn để họ biết khi gặp tình huống nguy hiểm sẽ gọi ngay cho họ. Nếu sử dụng điện thoại riêng, hãy đặt phím tắt cho những người đó. Ví dụ: Bố là phím 1, mẹ là phím 2, thầy cô giáo là phím 3 để không phải tìm danh sách trong danh bạ trong tình huống khẩn cấp.

Nguyên tắc số 4: Ngón áp út - Di chuyển đến nơi đông người, an toàn

Như đã phân tích ở trên, thông thường những kẻ làm việc xấu sẽ rất sợ người khác phát hiện. Vì thế khi cảm thấy bị đe dọa, không an toàn, các em hãy di chuyển ngay lập tức đến những nơi đông người, nơi cảm thấy an toàn.

Nguyên tắc số 5: Ngón út - Liên lạc với số điện thoại khẩn cấp để nhờ trợ giúp (113, 115, 111)

Ngoài việc liên lạc cho người thân, người lớn tin tưởng, các em có thể gọi cho số điện thoại:

  • 113 là đường dây nóng của cảnh sát (trực 24/24h): khi thấy hành vi tội phạm đang hoặc có nguy cơ xảy ra; phát hiện người bị nghi là tội phạm; có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm.
  • 115 - đường dây nóng của bệnh viện: khi thấy tai nạn; cấp cứu các vấn đề khẩn cấp liên quan tới sức khỏe; vận chuyển người cấp cứu, người bị nạn.
  • 111 - đường dây nóng của quốc gia về bảo vệ trẻ em: khi bị bạo hành, đánh đập; bị bắt cóc hoặc có nguy cơ bị bắt cóc; khi gặp khó khăn trong việc học tập, xử lý các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; khi cảm thấy không an toàn; bị xâm hại.

TSBT tổng hợp

Nguồn: tiengchuong.chinhphu.vn; vnexpress.net; healthychildren.com

Lượt xem: 63

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 32847334

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5 Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandar togel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik