Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục phổ biến ở nữ giới Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
Bệnh tình dục phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh là ám ảnh của nhiều người bởi những triệu chứng khó chịu và biến chứng lâu dài.
1. Bệnh tình dục đáng sợ thế nào?
Bệnh tình dục (STDs) là từ để định nghĩa những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thể bao gồm giao hợp giữa dương vật với âm đạo, giao hợp giữa dương vật với hậu môn, dương vật với miệng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, khi cho con bú hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân, dụng cụ tiêm, chích,..
Có những bệnh tình dục rất dễ nhận biết qua triệu chứng nhưng cũng có những bệnh tình dục có biểu hiện không rõ ràng gây khó khăn trong nhận biết, chẩn đoán và điều trị. Từ đó để bệnh biến chứng nặng, khó khăn trong điều trị, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh tình dục, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Bệnh tình dục có thể điều trị trong giai đoạn sớm nhưng cũng có những bệnh khiến người bệnh phải sống chung suốt đời. Chính vì thế giải pháp tốt nhất là quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, chú ý trong sinh hoạt chung và thường xuyên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh cũng như điều trị kịp thời.
2. Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục phổ biến ở nữ giới
Ở nữ giới các bệnh tình dục thường có biểu hiện khá rầm rộ. Bệnh có thể lan ra toàn thân và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời. Những bệnh tình dục phổ biến ở nữ giới là sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV, Chlamydia,Trichomonas, viêm gan B,..
– Bệnh sùi mào gà: Biểu hiện lâm sàng là xuất hiện những nốt sần, u nhú màu hồng nhạt ở âm đạo, hậu môn hoặc ở miệng, lưỡi, hầu, họng. Nếu sùi mào gà không được điều trị có thể dẫn đến ung thư âm đạo, chất lượng sinh sản giảm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
– Bệnh lậu sinh dục: Bệnh thường khởi phát sau quan hệ không an toàn từ 3-5 ngày và gây nên những biểu hiện như âm đạo nóng, buốt mỗi lần đi tiểu, chảy mủ trắng hoặc vàng, bị đau bụng, đau lưng, chảy máu âm đạo dù không trong kỳ kinh nguyệt. Nếu điều trị sớm bệnh lậu sinh dục có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít di chứng.
– Bệnh HIV: HIV làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh và tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng khác như lao, nấm, giang mai,.. có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên các triệu chứng của HIV lại rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua.
– Bệnh mụn rộp sinh dục – Herpes sinh dục: Bệnh khởi phát sau khi ủ bệnh từ 4 đến 7 ngày. Khi phát bệnh, người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn, hoặc miệng,… Sau điều trị bệnh vẫn có thể tái lại, người mắc bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho bạn tình ngay cả khi không có triệu chứng.
– Bệnh giang mai: Biểu hiện ban đầu của bệnh là những vết loét không đau trên da hay còn gọi là săng giang mai. Săng xuất hiện từ 10 – 90 ngày sau nhiễm bệnh và khỏi sau 3 đến 6 tuần. Bệnh giang mai nếu không điều trị sẽ tiến triển theo từng giai đoạn và gây ra những biến chứng nặng, thậm chí là tử vong. Nếu chữa sớm, bệnh giang mai có thể khỏi hoàn toàn.
– Bệnh Chlamydia: Bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây ra diễn biến khá thầm lặng nên rất khó nhận biết. Bệnh có thể dẫn đến vô sinh nếu điều trị chậm trễ.
– Bệnh nhiễm trùng roi Trichomonas: Các triệu chứng điển hình của bệnh là dịch âm đạo có màu vàng xanh, xá, âm đạo có mùi hôi, ngứa rát, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
– Bệnh viêm gan B: Người bệnh có thể bị nhiễm virus và không có biểu hiện gì bất thường hoặc một thời gian sau cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,… Viêm gan B có thể trở thành viêm gan mãn tính và dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
3. Nữ giới bị các bệnh tình dục cần làm gì?
Bệnh tình dục không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng, khó xử trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Khi có các triệu chứng của bệnh sinh dục như âm đạo xuất hiện bất thường, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, tiết dịch, tiểu buốt, tiểu rắt,… thì nên đi khám sớm để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng về sau.
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán và tình trạng bệnh hiện tại, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn các điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc vì nguy cơ gặp biến chứng do thuốc là không nhỏ, bên cạnh đó tình trạng bệnh cũng sẽ không thuyên giảm và ngày càng nặng hơn.
Để hạn chế bệnh tình dục, bạn cũng cần có những chú ý trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
– Nên sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thủy với bạn tình, dùng bao cao su khi quan hệ.
– Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh kỹ càng “cô bé” hàng ngày. Lưu ý không nên dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có độ PH cao để vệ sinh vì có thể gây mất cân bằng PH và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm phát triển.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện sớm bất thường và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin các bệnh lây qua đường tình dục ở nữ giới. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến bệnh và biết làm gì khi bị bệnh tình dục.
Theo Benhvienthucuc.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đẻ không đau nhờ phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Vì sao gây tê ngoài màng cứng bị đau lưng? Làm gì để cải thiện? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Nang hoàng thể ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Nữ giới bị rong kinh có quan hệ được không? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Mẹ bỉm sữa đẻ mổ 3 tháng có thai có nguy hiểm hay không? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Đẻ mổ có được nằm nghiêng không? Mách mẹ các tư thế phù hợp! Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Sự khác nhau giữa gây tê tuỷ sống và gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Những điều mẹ sắp sinh cần biết về gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau khi sinh Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Thực hư u nang buồng trứng gây tăng cân? Liệu có đáng ngại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Điều trị u nang buồng trứng khó không? Cách điều trị như thế nào? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00