Nang hoàng thể ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
Nang hoàng thể là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này thường không đáng lo ngại nhưng cũng có thể diễn tiến xấu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
1. Nang hoàng thể là gì? Dấu hiệu nhận biết
1.1 Khái niệm nang hoàng thể
Nang hoàng thể hay còn có tên gọi khác là u buồng trứng cơ năng, đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở nữ giới (thường hay gặp ở độ tuổi sinh sản). Đây là một trong 2 loại u nang buồng trứng, được hình thành từ những nguyên nhân sau:
– Theo như chu kỳ sinh lý trong buồng trứng, mỗi một nang trứng sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Dưới tác động của hormone tuyến yên, hiện tượng rụng trứng xuất hiện và gây vỡ vỏ nang, sau đó noãn được đưa giải vòi trứng và chờ đợi tinh trùng để tiến hành quá trình thụ tinh. Trong khi noãn làm nhiệm vụ chờ tinh trùng để thụ tinh thì phần nang trứng lúc này là u buồng trứng cơ năng sẽ được hình thành. Nếu trứng không được tiến hành thụ tinh thì u buồng trứng cơ năng sẽ có thời gian tồn tại trong khoảng 14 ngày và thoái hóa và để lại sẹo trên buồng trứng.
– U buồng trứng cơ năng là một thành phần quan trọng trong quá trình mang thai (hoàng thể đóng vai trò tiết ra hormone progesterone giúp cho nội mạc tử cung sẵn sàng cho phôi làm tổ duy trì thai). Sau khi thai kỳ đạt từ 8-10 tuần, hoàng thể thai kỳ sẽ bắt đầu thoái hóa cho đến khi đạt 3 tháng.
Tuy nhiên, u buồng trứng cơ năng trong một số trường hợp có thể không tự tiêu mà lại tăng trưởng lớn và gây các biến chứng cho người mẹ mang thai như: xuất huyết, xoắn buồng trứng gây ra những cơn đau.
1.2 Dấu hiệu nhận biết nang hoàng thể
Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết u buồng trứng cơ năng dành cho các chị em có thể kể đến như:
– Vùng chậu nặng nề, đôi khi xuất hiện những cơn ê buốt.
– Cơn đau bụng kinh hàng tháng nghiêm trọng hơn hẳn so với trước đây.
– Chị em sẽ cảm thấy cơ thể tăng cân, tức ngực mà không có lý do.
– Tình trạng đại tiện, tiểu tiện có sự bất thường nhẹ.
– Nghiêm trọng nhất là xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường
2. Nang hoàng thể ảnh hưởng gì tới phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng?
U buồng trứng cơ năng thường hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai và thường tiêu biến sau 3 tháng đầu của thai kỳ nó lành tính, không đáng lo ngại. Dù vậy, tình trạng u buồng trứng cơ năng vẫn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ.
– Với phụ nữ chưa mang thai: nếu xuất hiện u buồng trứng cơ năng ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng thường nhỏ, không có hại, thì sẽ không gây ảnh hưởng tới khả năng có thai.
– Với phụ nữ đang mang thai: tốc độ phát triển của thai nhi khá nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Nếu u buồng trứng cơ năng không tiêu biến có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và gây sinh non. Một số biến chứng của u buồng trứng cơ năng trong thai kỳ là tình trạng xoắn buồng trứng, vỡ nang.
Khi có u buồng trứng cơ năng, chị em cần đến các cơ sở y tế và theo dõi sát sao để có biện pháp can thiệp kịp thời đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất. Để mẹ và thai nhi được khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Nắm bắt được dấu hiệu khi mang thai sớm, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
– Khám thai lần đầu tiên kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm hoặc quá muộn.
– Làm sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 nhằm phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm để có thể can thiệp sớm.
– Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường, chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giúp giữ thai kịp thời.
– Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ nhằm tránh những rủi ro nguy hiểm trước, trong khi sinh.
Đề hạn chế tối đa tác động xấu của u buồng trứng cơ năng đến thai nhi, chị em phụ nữ có thể tham khảo một số biện pháp bao gồm:
– Đảm bảo luôn lắng nghe, tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa trong suốt thai kỳ. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc uống thuốc theo đơn kê không rõ nguồn gốc, xuất sứ.
– Thường xuyên thăm khám thai.
– Giữ chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, hãy bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho phụ nữ.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị nang hoàng thể
3.1 Các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán u nang hoàng thể
Việc chẩn đoán u buồng trứng cơ năng, các bác sĩ sẽ thực hiện một số bước như sau:
– Dùng que thử thai nhằm loại trừ các trường hợp hoàng thể phát triển vì lý do thai kỳ.
– Tiến hành một số kỹ thuật xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone.
– Làm siêu âm toàn bộ vùng chậu để xác định xem có nguyên nhân bất thường nào khác không?
3.2 Phương pháp điều trị
Nếu mẹ ở trường hợp u buồng trứng cơ năng bình thường thì không cần điều trị. Nhưng đối với các trường hợp không tự mất đi sau 2-3 tháng thì loại bỏ chúng để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra:
– U buồng trứng cơ năng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tránh thai nhằm ức chế nội tiết tố từ đó ngăn cản sự phát triển của khối u.
– U buồng trứng cơ năng có thể được điều trị bằng phẫu thuật bóc tách khối u ra ngoài. Với các nang nhỏ, chưa có biến chứng thì có thể mổ nội soi, còn với những nang kích thước lớn thì các bác sĩ sẽ cân nhắc mổ hở để lấy hết khối nang.
Lưu ý: U buồng trứng cơ năng xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì mẹ bầu cần theo dõi thêm, vì đây không phải là thời gian có thể thực hiện phẫu thuật. Khi thai nhi bước sang tháng thứ 4 – 6 thì đây là thời điểm thích hợp để thực hiện lấy u nang ra khỏi cơ thể. Chỉ chỉ định lấy u nang trong các trường hợp u buồng trứng cơ năng gây biến chứng và cần can thiệp gấp. Trường hợp xấu nhất, nếu u buồng trứng cơ năng ảnh hưởng nặng đến thai kỳ và sức khỏe của mẹ, cần tiến hành chấm dứt thai kỳ để đảm bảo tính mạng cho mẹ.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đẻ mổ có được nằm nghiêng không? Mách mẹ các tư thế phù hợp! Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Sự khác nhau giữa gây tê tuỷ sống và gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Những điều mẹ sắp sinh cần biết về gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau khi sinh Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Thực hư u nang buồng trứng gây tăng cân? Liệu có đáng ngại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Điều trị u nang buồng trứng khó không? Cách điều trị như thế nào? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Đa u nang buồng trứng gây rụng tóc không? Biểu hiện bệnh là gì? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Tập luyện sau sinh: Mẹ đẻ mổ bao lâu thì có thể tập yoga trở lại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Từ A-Z hành trang đi đẻ mổ đầy đủ cho mẹ bầu Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Phân loại u nang buồng trứng – u nang thực thể Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- U nang buồng trứng và chi tiết cách chữa trị từng loại u nang Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00