Nữ giới bị rong kinh có quan hệ được không? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
Việc quan hệ tình dục là chất xúc tác không thể thiếu để giữ lửa trong mỗi cuộc hôn nhân. Tuy nhiên nhiều chị em bị rong kinh luôn quan ngại việc này làm ảnh hưởng đến đời sống chăn gối. Vậy khi bị rong kinh có quan hệ được không? Hãy cùng Thu Cúc TCI đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây.
1. Nữ giới bị rong kinh do đâu? Nhận biết rong kinh qua những dấu hiệu nào?
1.1 Nữ giới bị rong kinh do đâu?
Thông thường khi đến kỳ kinh nguyệt, nữ giới sẽ có từ 3 – 7 ngày hành kinh với lượng máu kinh trung bình từ 60 – 80ml/ chu kỳ. Khi có hiện tượng rong kinh, lượng máu mất đi sẽ nhiều hơn 80ml, số ngày hành kinh có thể kéo dài trên 7 ngày, thậm chí trên 10 ngày.
Lý giải cho việc phụ nữ bị rong kinh, xuất phát từ các nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân nguyên phát:
Đây là nguyên nhân xuất phát từ các đối tượng như phụ nữ tiền mãn kinh và các trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì. Đối với các bé gái ở giai đoạn đầu dậy thì, hệ sinh dục còn đang phát triển và chưa hoàn chỉnh nên chu kỳ kinh chưa được ổn định, dễ dẫn đến hiện tượng rong kinh. Còn đối với phụ nữ trong độ tuổi tứ tuần thì sự xáo trộn, mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn này sẽ khiến cho chu kỳ kinh kéo dài hơn so với bình thường hoặc có thể bị chậm kinh, mất kinh.
– Nguyên nhân thứ phát:
Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ sau sinh. Sau khi sinh con, phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để nội tiết hoạt động bình thường trở lại, chính trong giai đoạn này sẽ dễ xuất hiện rong kinh. Bên cạnh đó, nữ giới mắc một hoặc nhiều các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung cũng có thể gây ra hiện tượng rong kinh. Ngoài ra, một số chị em sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gặp hiện tượng rong kinh.
1.2 Dấu hiệu bị rong kinh thường gặp ở nữ giới
Nếu bạn đang có 1 hoặc nhiều các dấu hiệu sau, nên đi kiểm tra ngay vì rất có thể đó là biểu hiện của rong kinh:
– Số ngày hành kinh trong 1 chu kỳ kinh nhiều hơn 7 ngày, lượng máu kinh trên 80ml/chu kỳ
– Lượng máu kinh ra nhiều bất thường, thường xuyên phải thay băng vệ sinh liên tục, nhất là vào ban đêm
– Da dẻ xanh xao, hụt hơi do thiếu máu vì bị xuất huyết quá nhiều
– Bụng dưới đau dữ dội, xuất hiện nhiều các cục máu đông lớn.
Khi thấy có các dấu hiệu trên, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, không nên chủ quan với hiện tượng rong kinh vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nữ giới.
2. Nữ giới bị rong kinh có nên sinh hoạt tình dục không?
2.1 Bị rong kinh có quan hệ được không?
Hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng, từ đó dễ nảy sinh tâm lý căng thẳng, không biết có nên quan hệ khi bị rong kinh? Trên thực tế, chưa có lý giải cụ thể cho thấy không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn bị rong kinh.
Xét trên phương diện tích cực thì việc quan hệ trong những ngày rong kinh sẽ phần nào giúp chị em giảm thiểu được các cơn đau bụng, giải tỏa những lo lắng, stress và có thể dễ thăng hoa hơn trong cuộc yêu. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề có nên sinh hoạt trong khi bị rong kinh hay không thì các bác sĩ sản phụ khoa vẫn khuyến cáo chị em không nên quan hệ trong giai đoạn này, lý do được đưa ra là:
– Quan hệ tình dục khi đang rong kinh dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Vùng kín của nữ giới trong giai đoạn bị rong kinh rất nhạy cảm và dễ bị tổng thương, lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và tấn công, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Với những trường hợp đã bị viêm nhiễm từ trước mà có quan hệ trong lúc bị rong kinh thì bệnh lý viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng hơn, không chỉ vậy còn có nguy cơ lây truyền bệnh tình dục cho bạn tình.
– Quan hệ tình dục khi đang rong kinh có thể khiến niêm mạc tử cung bị viêm
Khi bị rong kinh, niêm mạc tử cung sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn nên nếu quan hệ trong hời điểm này sẽ dễ khiến cho niêm mạc tử cung bị viêm, khiên cho tình trạng rong kinh thêm nghiêm trọng.
– Quan hệ khi đang rong kinh có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn
Nhiều chị em lầm tưởng rằng việc quan hệ vào những ngày rong kinh sẽ không thể mang thai, vì vậy nhiều người thường chủ quan không sử dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, khi bị rong kinh trứng vẫn có thể rụng, vì thế trứng và tinh trùng vẫn có khả năng gặp nhau và thụ thai.
Do đó, nếu như cảm thấy không thoải mái trong chuyện chăn gối khi bị rong kinh, chị em nên trao đổi thẳng thắn và tâm sự với đối phương để họ có thể thông cảm, chia sẻ và cùng nhau vượt qua giai đoạn này. Khi việc hạn chế quan hệ tình dục được thực hiện tốt, kết hợp với điều trị rong kinh theo phác đồ của bác sĩ, tình trạng rong kinh sẽ sớm được cải thiện. Khi ấy việc quan hệ tình dục sẽ an toàn và thăng hoa hơn nhiều.
Tóm lại việc quan hệ trong thời gian rong kinh sẽ mang lại nhiều bất lợi hơn có lợi. Vì thế khi bị rong kinh, tốt nhất chị em phụ nữ nên kiêng quan hệ trong thời gian này mà hãy tập trung để điều trị khỏi bệnh dứt điểm, đảm bảo sức khỏe của bản thân.
2.2 Bị rong kinh có quan hệ được không và những điều cần chú ý
Nếu chị em cho rằng nhu cầu chăn gối trong giai đoạn rong kinh là thực sự cần thiết thì nên lưu ý những vấn đề sau để việc quan hệ tình dục ít có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mình:
– Nên cố gắng giảm tần suất quan hệ ở mức thấp nhất
– Trước và sau mỗi lần sinh hoạt tình dục, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý phụ khoa.
– Khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su để giữ vệ sinh cũng như phòng tránh các bênh lây truyền qua đường tình dục.
Theo Benhvienthucuc.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đẻ mổ có được nằm nghiêng không? Mách mẹ các tư thế phù hợp! Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Sự khác nhau giữa gây tê tuỷ sống và gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Những điều mẹ sắp sinh cần biết về gây tê ngoài màng cứng Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau khi sinh Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Thực hư u nang buồng trứng gây tăng cân? Liệu có đáng ngại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Điều trị u nang buồng trứng khó không? Cách điều trị như thế nào? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Đa u nang buồng trứng gây rụng tóc không? Biểu hiện bệnh là gì? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Tập luyện sau sinh: Mẹ đẻ mổ bao lâu thì có thể tập yoga trở lại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Từ A-Z hành trang đi đẻ mổ đầy đủ cho mẹ bầu Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
- Phân loại u nang buồng trứng – u nang thực thể Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- U nang buồng trứng và chi tiết cách chữa trị từng loại u nang Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00