Ba mẹ ơi hãy để con được tự do mơ ước Thứ Năm, 28/03/2024, 13:00
Người làm cha mẹ luôn muốn hướng con theo đường mình cho rằng là tươi sáng nhất. Nhưng việc ép con nhận thứ con không muốn và không phù hợp, dù thứ đó rất tốt cũng dễ phản tác dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ đa dạng hóa góc nhìn, cùng lắng nghe, thấu hiểu và hành động để chắp cánh ước mơ con.
Gán ước mơ của ba mẹ cho con: Dù ý tốt nhưng khó phù hợp!
Thế hệ của ba mẹ ngày trước nhiều khó khăn, nên giờ đây muốn dồn hết mọi điều tốt đẹp, mong muốn con mình tương lai thành đạt, do quá yêu thương nên vô tình nhiều bậc phụ huynh đã “trải sẵn đường” để con buộc phải bước theo ý cha mẹ. Chính vì suy nghĩ đó, nhiều khi ba mẹ quên mất con thực sự mong muốn gì, rằng con cũng có sở thích và ước mơ riêng. Thay vì ủng hộ nuôi dưỡng ước mơ cho con thì ba mẹ lại áp đặt ý nghĩ và mong muốn của mình lên con.
Nhưng ba mẹ ơi, tương lai con không phải ước mơ ngày trước của ba mẹ. Đừng giới hạn con trong hiểu biết của mình, bởi con được sinh ra trong thời đại rất khác. Việc ép con nhận thứ không thích và không phù hợp với thiên hướng phát triển dễ gây phản tác dụng và hủy hoại tương lai con trẻ.
Việc của cá là vẫy vùng nơi biển lớn
Có câu nói: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời tin rằng mình ngu ngốc.” Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng, ba mẹ đừng đem một tiêu chí ra để áp dụng và đánh giá cho tất cả.
Thuyết đa trí tuệ của nhà tâm lý học Howard Gardner (Đại học Harvard, Mỹ) đã chứng minh cho quan điểm trên, cho rằng con người có 8 loại hình trí thông minh: Trí thông minh ngôn ngữ, logic toán học, không gian, vận động cơ thể, âm nhạc, giao tiếp giữa các cá nhân, tự nhận thức, khám phá tự nhiên. Lý thuyết này khuyến khích con phát triển theo hướng chúng quan tâm, góp phần tạo ra sự đa dạng trong ước mơ và ngành nghề.
Việc ba mẹ có thể thấu hiểu điểm mạnh lẫn ước mơ của con là rất quan trọng. Vì ba mẹ là người gần gũi nhất với con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành. Vì thế, sự ủng hộ của ba mẹ giống như nguồn sức mạnh to lớn giúp con xây dựng sự tự tin, khám phá sâu sắc đam mê và tạo động lực phát triển tương lai tươi sáng. Ba mẹ cũng cần ghi nhận đúng thực lực của con để có thể ủng hộ và không bi quan về tương lai.
Làm điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ con
Theo Prudential, các mẹo giúp ba mẹ tạo môi trường thúc đẩy việc con theo đuổi ước mơ cũng như góp phần bảo vệ tương lai con một cách toàn diện.
- Lắng nghe chân thành: Đầu tiên, ba mẹ hãy lắng nghe con chia sẻ về ước mơ của mình mà không phê phán chúng là viển vông hay không có tương lai. Từ ngữ nặng nề có thể khiến con tổn thương và tạo ra rào cản trong quan hệ gia đình.
- Tìm hiểu sâu hơn: Tiếp theo, ba mẹ hãy đặt cho con những câu hỏi xoay quanh ước mơ đó để khám phá sâu hơn đam mê và khả năng của con. Từ đó, ba mẹ mới có thể thấu hiểu và đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con tự tin theo đuổi ước mơ.
- Khuyến khích tự do: Ba mẹ hãy tạo không gian cho con tự do thể hiện ý tưởng và suy nghĩ. Ba mẹ cũng có thể cho con theo học các lớp ngoại khóa như học vẽ, đàn, may vá, nấu ăn, tập thể thao… để xây dựng nền tảng vững chắc cho ước mơ.
- Ủng hộ tích cực: Ba mẹ hãy luôn thể hiện sự thấu hiểu, đồng hành và ủng hộ tích cực dành cho con trẻ. Dù con có đi đâu, làm gì, con vẫn luôn là con của ba mẹ.
Trẻ em phải được giáo dục, nhưng chúng cũng cần được tạo không gian rộng lớn để tự học cách trưởng thành. Những khả năng tiềm ẩn của bất kỳ đứa trẻ nào là điều hấp dẫn và kích thích nhất trong mọi sự sáng tạo. Vì thế, ba mẹ đừng ép con đi theo con đường mình đã vẽ sẵn bằng sự bắt buộc hà khắc mà hãy hướng con theo đuổi ước mơ con thực sự khát khao.
Nguồn https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/ba-me-oi-hay-de-con-duoc-tu-do-mo-uoc/
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Làm thế nào để ngăn chặn việc trẻ em bị xâm hại tình dục bởi những người chúng gặp trên mạng xã hội Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Những câu nói khiến con đau lòng hay khiến con hạnh phúc! Thứ Sáu, 15/11/2024, 10:13
- Ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Phòng chống lạm dụng ma túy bắt đầu từ cha mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Hướng dẫn cho bố nói chuyện với con trai Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Hướng dẫn cho bố nói chuyện với con gái Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Sử dụng Internet ở trẻ em – Làm thế nào để an toàn? Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Làm thế nào để kỳ nghỉ của gia đình có trẻ em bớt bận rộn? Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Cha mẹ làm thế nào để con trẻ tự tin? Chủ Nhật, 30/06/2024, 00:00
- Làm thế nào để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ? Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Vở kịch hành động… TRUYỀN TIN TRỰC TIẾP TẠI HIỆN TRƯỜNG Thứ Sáu, 23/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: CÓ PHẢI LÀ TỚ ĐANG YÊU KHÔNG NHỈ? Thứ Năm, 22/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: TỚ ĐÃ SAI Ở ĐÂU NHỈ? Thứ Tư, 21/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: KHI CHÚNG TA HẸN HÒ... Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: PHẢI LÀM SAO KẾT THÂN VỚI “AI KIA”? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: NẾU ĐÃ BIẾT MÌNH ĐANG YÊU, BẠN THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÓ BẰNG CÁCH NÀO? Chủ Nhật, 18/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: LÀM SAO BẠN BIẾT LÀ MÌNH ĐANG “RUNG RINH”? Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: TẠI SAO CHÚNG TA NÊN YÊU? Thứ Năm, 15/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: VẬY CHỨ CÁI GÌ MỚI THẬT SỰ GHI ĐIỂM? Thứ Tư, 14/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: VẺ BỀ NGOÀI CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG NHỈ? Thứ Ba, 13/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: KHI NÀO THÌ YÊU ĐƯỢC NHỈ? Thứ Hai, 12/02/2024, 00:00
- Bản tin Nhịp sống Teen số 21: Đừng im lặng. Hãy lên tiếng Chủ Nhật, 20/01/2019, 22:04