Giao diện tiếp cận

Câu hỏi nghiên cứu: LÀM SAO BẠN BIẾT LÀ MÌNH ĐANG “RUNG RINH”? Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00

Câu hỏi nghiên cứu: LÀM SAO BẠN BIẾT LÀ MÌNH ĐANG “RUNG RINH”?

Câu hỏi nghiên cứu 5: Làm sao bạn biết là mình đang “rung rinh”? là bài học số 5 trong cuốn Cẩm nang bỏ túi cho tình yêu (Textbook for falling in love) của Irena – Ikey. Các bạn tiếp tục xem kết quả nghiên cứu lần này của Irena là gì nhé!

Sau khi nghiên cứu chi tiết về triệu chứng của trạng thái mê đắm, tớ đã thiết kế bảng câu hỏi này để mai đến phát cho các bạn trong lớp. Sau đó tớ sẽ liệt kê phản ứng của họ và rút ra các kết luận chính xác cho Bài Học Số 5. Đây là bảng câu hỏi:

BẢNG CÂU HỎI (VUI LÒNG SUY NGHĨ KỸ TRƯỚC KHI KHOANH TRÒN CÁC CÂU TRẢ LỜI)

 

1. Khi đứng trước mặt người ấy thì đôi mắt bạn như thế nào?

a) Con ngươi mở to kinh khủng

b) Như có sương mù vây quanh

c) Nháy mắt liên hồi, không kiểm soát được

d) Chỉ nhìn thấy vài thứ xung quanh

e) Tớ nhìn thấy màu đỏ.

2. Đôi tai bạn thì sao?

a) Tớ bỏ lỡ phân nửa những gì mà tớ nghe được

b) Tai tớ đỏ lừ

c) Tớ nghe được cả những gì mà tớ nghĩ là tớ không thể nghe

d) Một loạt tiếng ồn đột nhiên xuất hiện

e) Chúng trở nên nặng trĩu vì sức nặng của sự mê đắm.

3. Còn đôi tay?

a) Tay run lẩy bẩy

b) Tớ cắn móng tay

c) Tớ siết chặt hai tay

d) Lòng bàn tay tớ ướt đẫm mồ hôi

e) Tớ quơ tay lung tung, không kiểm soát được

4. Cả đôi chân nữa?

a) Đầu gối tớ run run

b) Tớ đứng trụ chân trái rồi đến chân phải, cứ thế luân phiên

c) Tớ như bị đông cứng lại và không nhấc nổi bước nào

d) Tớ bồn chồn lo lắng

e) Chân tớ ướt đẫm mồ hôi

5. Và cái bụng?

a) Nó co thắt

b) Nó rung rung

c) Nó kêu ọc ọc

d) Nó sôi ùng ục

e) Nó khiến tớ bị ợ nóng

6. Trái tim thì như thế nào?

a) Nó đập tung cả lồng ngực

b) Nó nhảy lên cổ họng tớ

c) Nó đập nhanh và mạnh

d) Tớ có cảm giác như thể nó sắp nhảy ra khỏi lồng ngực

e) Nó như tan chảy ra và chạy khắp cơ thể tớ

7. Đầu óc ra làm sao?

a) Cái gì?

b) Đầu óc á?

c) Đầu óc? Nghĩa là sao?

d) Đầu óc ở đâu?

e) Đầu óc gì cơ?

 

Bảng khảo sát không giấu tên – tất cả những người tham gia đều đồng ý ghi rõ họ tên của mình trên đó.

Các thành viên trong lớp điền bảng khảo sát (trừ nhà nghiên cứu) và sau khi xử lý các thông tin phản hồi, tớ đã rút ra một số kết luận đáng ngạc nhiên.

Có tổng cộng 32 bản thông tin phản hồi, trong đó có bốn bản không hợp lệ:

  • Helen khoanh tròn tất cả các câu trả lời đối với mỗi câu hỏi.
  • Súng Săn khoanh hai câu trả lời đối với mỗi câu hỏi, lại còn ghi thêm: “Sao không có câu hỏi nào về ảnh hưởng của tình yêu đối với cái mũi của tớ nhỉ?”.
  • Susan gạch chéo cả tờ giấy và ghi bên dưới: “Cậu rảnh quá há? Sao không tìm việc gì hay ho hơn để làm đi?”.
  • Pete thêm vào mỗi câu hỏi một câu trả lời ngớ ngẩn mà cậu ấy tự đặt là ‘f’. Rất nực cười!

28 bản thông tin phản hồi còn lại điền đúng bài khảo sát:

 

Dựa vào các chỉ số toán học và thống kê trên đây, chúng ta có thể kết luận rằng mỗi cá nhân sẽ có phản ứng khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng của chính họ khi yêu. Không có phản hồi nào chiếm ưu thế thực sự và có thể được xem là một quy luật khi yêu. Điều này dẫn đến kết luận: Quy tắc tức là không có quy tắc nào cả! Tất cả các câu trả lời đều đúng!