6 bí mật nhỏ của "vùng nhạy cảm" Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Những bí mật nào của âm đạo mà bạn chưa biết?
Có thể bạn sẽ thấy buồn cười khi nghe nói đến vấn đề này, bởi từ trước đến giờ, chúng ta vẫn thường xấu hổ khi nói đến nó và sẽ chỉ nói với bác sĩ sản khoa hoặc những người thân nhất khi "vùng cấm" này bị trục trặc.
Nhưng ngày nay, khi vấn đề tình dục, giới tính, sức khỏe sinh sản đã trở nên cởi mở hơn thì những chuyện liên quan đến bộ phận nhạy cảm này không còn là quá tối kị nữa. Có những bí mật nho nhỏ về cơ quan "toàn năng" nay mà chị em nên biết. Đó là:
1. Không cần thụt rửa
Âm đạo có thể tự chữa bệnh nhanh chóng, ngay cả sau khi bị thương hoặc sinh con.
Tuy nhiên, dịch âm đạo hoặc mùi âm đạo cũng có thể có liên quan trực tiếp đến lối sống, trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống của chị em. Hãy nhớ rằng, trong một số trường hợp, dịch âm đạo là bình thường. Nhưng trong trường hợp dịch ra nhiều, có mùi rất hôi, ngừa hoặc đau dai dẳng hoặc bị dị ứng thì chị em cần đi khám phụ khoa sớm.
2. Có khả năng đàn hồi
Nếu chị em mất vài giây để nghi ngờ về sự tuyệt vời của âm đạo thì hãy "nhìn" ngay vào khả năng đàn hồi của nó sau khi sinh con. Hơn nữa, âm đạo có một nguồn cung cấp máu vô cùng phong phú, nó có thể tự chữa bệnh nhanh chóng, ngay cả sau khi bị thương hoặc sinh con.
3. Âm đạo tiết lộ thời gian mang thai
Đối với phụ nữ, những người đang cố gắng để có thai, thì một biểu đồ chu kỳ kinh nguyệt và kì rụng trứng sẽ dễ dàng thực hiện nếu chị em biết được những "dấu hiệu" của âm đạo. Nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày và đều đặn thì tính từ ngày đầu tiên đến khoảng ngày thứ 14 thì thường sẽ rụng trứng.
Ngay trước khi rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung hơn được sản xuất và tiết dịch âm đạo có màu trong, trơn trượt, và co giãn (giống như lòng trắng trứng).
4. Dịch tiết âm đạo khi bình thường sẽ có màu trong
Trong hầu hết trường hợp, dịch âm đạo sẽ cho bạn biết bạn có bị nhiễm trùng âm đạo hay không. Một lượng nhỏ chất lỏng trong suốt hoặc màu đục, tiết ra mỗi ngày có thể là bình thường, nhưng nếu có các triệu chứng như ra quá nhiều dịch, có mùi hôi, ngứa, rát, hoặc chảy máu bất thường thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo âm đạo bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản khoa thì một số trường hợp người bệnh bị bệnh tình dục cũng có thể không có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể nào xuất hiện bên ngoài. Vì vậy, chị em phải hết sức chú ý.
5. Cần được tăng cường sức mạnh
Cần nhiều lý do để tăng cường sức mạnh cho "vùng kín", ví dụ như để sự co thắt tốt hơn, thư giãn các cơ xương chậu thường xuyên hơn... và để hoạt động tình dục thỏa mãn hơn.... Các cơ của âm đạo và vùng chậu là rất mạnh mẽ nhưng cũng có thể bị suy yếu sau khi sinh con, khi có tuổi hoặc do yếu tố di truyền.
Một trong những cách làm tăng cường sức mạnh của các cơ âm đạo là tập Kegel. Bài tập Kegel được mô tả là bạn hãy nín thở và co các cơ âm đạo lại như thể ngăn dòng nước tiểu đang chảy ra, sau đó vài giây thì nhả ra. Làm liên tục trong vài phút. Bài tập Kegel nếu tập thường xuyên có thể tăng cường các cơ bắp và có thể giúp đỡ triệu chứng tiểu không tự chủ và làm cho tình dục tốt hơn.
6. Âm đạo chứa điểm G
Điểm G là một khu nhạy cảm bên trong âm đạo có tác dụng mà ai cũng biết là tạo cực khoái mạnh mẽ. Điểm G có thể được tìm thấy bằng cách đưa ngón tay trỏ vào âm đạo với lòng bàn tay phải ngửa lên. Nếu biết cách tìm điểm G, chắc chắn, cả hai sẽ rất hạnh phúc với cuộc sống phòng the.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00