Cập nhật về hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm Thứ Sáu, 15/09/2023, 00:00
Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm (Polycystic Ovary - PCO), nói gắn gọn siêu âm buồng trứng đa nang - được xem là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
1. Nội dung chính trong Hướng dẫn mới về siêu âm buồng trứng đa nang
Theo hướng dẫn của Đồng thuận Rotterdam năm 2003: “Khi mỗi bên buồng trứng, thậm chí chỉ 1 bên buồng trứng có ≥ 12 nang noãn kích thước 2 – 9 mm và/hoặc tăng thể tích buồng trứng ≥ 10ml thì có thể chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Đặc điểm về phân bố của các nang ở vùng ngoại vi, tăng thể tích và độ dày của mô đệm buồng trứng không được quan tâm nhiều. Với tiêu chuẩn siêu âm này, tỉ lệ mắc buồng trứng đa nang trong cộng đồng khá cao, khoảng 21 – 23%. Khoảng 25% phụ nữ có buồng trứng đa nang nhưng không có bất kỳ triệu trứng nào khác của căn bệnh này.
Chính vì vậy, năm 2018, Hướng dẫn mới về chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (Hướng dẫn lâm sàng hội chứng buồng trứng đa nang 2018- Polycystic Ovary Syndrome Guideline 2018, PCSG) đã thay đổi một số khuyến cáo trên hình ảnh siêu âm. Bác sĩ siêu âm cần sử dụng máy siêu âm đầu dò âm đạo tần số tối thiểu 8MHz, buồng trứng có số lượng nang noãn 2 – 9 mm ≥20 nang, và/hoặc thể tích buồng trứng ≥ 10 mL.
Đối với nhóm thanh thiếu niên (trong 8 năm đầu kể từ khi hành kinh), không nên sử dụng hướng dẫn chẩn đoán nói trên, bởi tỉ lệ buồng trứng đa nang ở nhóm này lên tới 70%. Ngoài ra, bệnh nhân có kinh nguyệt không đều và cường androgen không nhất thiết phải sử dụng siêu âm để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang, tuy nhiên nếu có hình ảnh siêu âm sẽ cho biết được cụ thể phenotype (kiểu hình).
2. Lưu ý khi siêu âm đánh giá hình ảnh buồng trứng đa nang
- Đặc điểm phân bố của các nang ở vùng ngoại vi buồng trứng, tăng thể tích và độ dày trên siêu âm của mô đệm buồng trứng không còn được quan tâm như trước đây. Chỉ một buồng trứng thỏa mãn các yêu cầu cũng đủ để chẩn đoán hình ảnh buồng trứng đa nang.
- Khi người phụ nữ có sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc kích thích buồng trứng 3 tháng trước đó thì không sử dụng siêu âm để đánh giá hội chứng buồng trứng đa nang.
- Nếu phát hiện chỉ có 01 nang >10mm trên buồng trứng, hãy siêu âm lại vào chu kỳ sau để có hình ảnh chính xác.
- Thời điểm thực hiện siêu âm: Ngày thứ 3-5 ở những phụ nữ có chu kỳ kinh đều. Những phụ nữ có kinh thưa hay vô kinh có thể được siêu âm bất kỳ thời điểm nào hay vào ngày 3-5 sau khi gây ra huyết âm đạo bằng progestin.
- Thể tích buồng trứng được tính bằng (0,5 x chiều dài x chiều rộng x độ dày).
3. Các khuyến cáo siêu âm buồng trứng đa nang theo PCOSG 2018
- Không sử dụng siêu âm để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang khi thời gian dậy thì < 8 năm vì giai đoạn này buồng trứng thường rất nhiều nang (CCR).
- Ngưỡng chẩn đoán hình ảnh buồng trứng đa nang cần xem xét lại do kỹ thuật siêu âm ngày càng phát triển. Ngưỡng cắt hình ảnh buồng trứng đa nang theo độ tuổi cũng cần xác định lại (CCR).
- Nên siêu âm âm đạo (nếu người phụ nữ đã quan hệ tình dục) hoặc được bệnh nhân đồng ý để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (CCR).
- Sử dụng đầu dò siêu âm ngã âm đạo tần số 8 MHz và ngưỡng cắt hình ảnh buồng trứng đa nang là >= 20 nang và / hoặc thể tích buồng trứng >= 10ml, trong điều kiện không có nang hoàng thể, nang vượt trội hoặc nang cơ năng (CCR).
- Nếu dùng kỹ thuật khác, ngưỡng hình ảnh buồng trứng đa nang là thể tích >=10ml ở cả 2 buồng trứng (CPP).
- Đối với bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không đều và cường androgen thì không cần siêu âm để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, siêu âm có thể giúp xác định dạng hội chứng buồng trứng đa nang hoàn toàn (CPP).
- Siêu âm bụng ngưỡng xác định thể tích buồng trứng >=10ml rất khó để đánh giá số nang trên buồng trứng bằng kỹ thuật này (CPP).
- Trên kết quả siêu âm, bác sĩ cần mô tả rõ số nang trên mỗi buồng trứng và thể tích buồng trứng. Bảng kết quả chuẩn cần mô tả bao gồm:
- Ngày kinh cuối.
- Tần số đầu dò.
- Ngã siêu âm
- Tổng số nang 2-9mm trên mỗi buồng trứng.
- Kích thước 3 chiều và thể tích mỗi buồng trứng.
- Bề dày niêm mạc tử cung và hình ảnh niêm mạc tử cung 3 lớp có thể giúp đánh giá bệnh lý niêm mạc tử cung.
- Các bất thường khác của tử cung và buồng trứng, ví dụ nang buồng trứng, nang hoàng thể, nang vượt trội > 10mm.
- Để kết quả đánh giá chính xác, cần đào tạo người làm siêu âm đúng chuẩn và đếm kĩ số nang trên mỗi buồng trứng (CPP).
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCR | Clinical Consensus Recommendations Khuyến cáo có sự đồng thuận lâm sàng: chưa đủ bằng chứng, là các đồng thuận lâm sàng và soạn bởi nhóm phát triển khuyến cáo |
CPP | Clinical Practice Points Các quan điểm thực hành lâm sàng: không bằng chứng rõ ràng, nhóm phát triển khuyến cáo đúc kết từ các bằng chứng và đồng thuận đã có. |
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Căng thẳng, trầm cảm khi mang thai có thể gây hại cho trẻ Thứ Năm, 14/09/2023, 13:00
- Buồng trứng, khả năng sinh sản và tuổi tác Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Quy trình tiêm thuốc kích trứng IUI Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Gonadotropin Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Đang mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Thứ Tư, 13/09/2023, 00:00
- Sau khi uống thuốc kích trứng nên ăn gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Điều cần biết khi dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 12/09/2023, 00:00
- Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? Share: Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00