XÉT NGHIỆM KHÁNG ĐÔNG LUPUS - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG VỀ ĐÔNG MÁU Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
Hội chứng kháng Phospholipid có liên quan tới khả năng đông máu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để phát hiện hội chứng này, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng đông lupus. Vậy xét nghiệm này có ý nghĩa gì, đối tượng nào cần đi xét nghiệm, mời bạn đọc tham khảo bài viết để tìm lời giải đáp.
1. Tìm hiểu chung về kháng thể kháng đông lupus (LA)
Trước khi tìm hiểu về kháng thể kháng đông lupus (LA), chúng ta cần nắm được kháng thể kháng phospholipid APLs là gì? Đây là một dạng kháng thể có khả năng chống lại thành phần chất béo phospho ở màng tế bào. Dạng kháng thể này còn được gọi là Phospholipids. Có tới 50 - 60% bệnh nhân lupus ban đỏ có kháng thể này trong cơ thể, chúng có thể tồn tại gần 20 năm. Thậm chí, Phospholipids còn được phát hiện trong cơ thể của những người không mắc bệnh lupus ban đỏ.
Vậy kháng thể kháng phospholipid APLs có mối quan hệ gì với kháng thể kháng đông lupus - LA? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể kháng đông lupus chính là một dạng Phospholipids, chúng có thể cản trở quá trình đông máu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, kháng thể kháng Phospholipids APLs còn có kháng thể cardiolipin - aCL (ít phổ biến hơn) và 1 số kháng thể hiếm gặp khác như Glycoprotein 1 kháng beta 2; kháng prothrombin,..
Cụ thể, khi kháng thể kháng đông lupus kết hợp với các loại kháng thể Phospholipid khác, cục máu đông sẽ hình thành, gây thiếu máu cục bộ, đột quỵ hoặc thuyên tắc phổi,… Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ đang mang thai sẽ để lại hậu quả xấu, ví dụ như: biến chứng khi mang thai như tiền sản giật, thai kém phát triển, sảy thai…
2. Xét nghiệm kháng đông lupus có ý nghĩa gì?
Người mắc hội chứng kháng Phospholipid, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai thường có kết quả xét nghiệm kháng đông lupus là dương tính, hoặc trong cơ thể của họ có kháng thể anti - cardiolipin, kháng thể anti - beta - microglobulin. Như vậy, kết quả xét nghiệm kháng thể kháng đông lupus cho biết bạn có mắc chứng Antiphospholipid không, giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.
Xét nghiệm kháng đông lupus mang ý nghĩa quan trọng
Hội chứng Antiphospholipid thường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, ví dụ như: sảy thai sớm (trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ), sảy thai liên tục ít nhất 3 lần, sinh non (em bé chào đời trước tuần 34 của thai kỳ). Một số biến chứng khác có thể kể đến là: mẹ bầu bị tiền sản giật, thai nhi phát triển chậm trong tử cung, thai nhi chết lưu trong tử cung,…
Để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa biến chứng do kháng thể kháng đông lupus gây ra, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu đi xét nghiệm và kiểm tra các yếu tố như: thời gian đông máu huyết tương Kaolin, thời gian Prothrombin và thời gian Thromboplastin từng phần…
3. Đối tượng nào cần đi xét nghiệm kháng đông lupus?
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau, hãy chủ động tìm hiểu và đi xét nghiệm kháng đông lupus:
Phụ nữ từng sảy thai nhiều lần nên đi xét nghiệm kháng đông lupus
- Phụ nữ từng bị sảy thai nhiều lần (thường sảy thai sớm trong 10 tuần đầu thai kỳ), phụ nữ từng bị tiền sản giật trong giai đoạn mang bầu.
- Người có tiền sử mắc bệnh lý tự miễn, ví dụ như: bệnh lupus ban đỏ, bệnh nhân rối loạn miễn dịch.
- Bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh sùi mào gà, giang mai hoặc HIV/AIDS,…
- Người đã từng điều trị bằng thuốc điều hòa huyết áp, thuốc có tác dụng ổn định nhịp tim hoặc thuốc hỗ trợ điều trị động kinh. Một số thành phần của thuốc có thể tạo điều kiện cho hội chứng APS phát triển.
- Gia đình có tiền sử mắc hội chứng kháng Phospholipid.
Trên thực tế, kháng thể kháng đông lupus thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống. Một số trường hợp phát hiện kháng thể LA mặc dù không hề mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn. Số ít người có kháng thể LA nhưng không xác định rõ nguyên nhân.
4. Người có kháng thể kháng đông lupus cần điều trị không?
Nếu nhận kết quả xét nghiệm kháng đông lupus dương tính, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Trường hợp này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng aspirin liều thấp hoặc tiến hành tiêm heparin. Nếu kiên trì điều trị, mẹ bầu có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong giai đoạn mang thai.
Bệnh nhân thường được điều trị bằng Aspirin
5. Xét nghiệm kháng thể kháng đông lupus ở đâu uy tín?
Các bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm và được chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về chất lượng xét nghiệm. Tại MEDLATEC, chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế là những người có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm vững vàng.
Đặc biệt, MEDLATEC là đơn vị sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được nhận chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ. Ngoài ra, các máy móc, thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác tại MEDLATEC chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Thụy Sĩ, Đức,... nên quý khách hàng hoàn toàn yên tâm với kết quả xét nghiệm, kiểm tra và thăm khám tại MEDLATEC.
Để tiện lợi hơn, giảm thời gian phải chờ đợi xét nghiệm tại viện, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Đây là dịch vụ y tế được rất nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá cao. Kết quả của xét nghiệm sẽ được trả về số điện thoại của khách hàng và các bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích chi tiết ý nghĩa kết quả đó.
MEDLATEC là đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm tận nơi tiện lợi, uy tín
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- SAU MỔ POLYP TỬ CUNG BAO LÂU MỚI CÓ THAI ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 12:00
- ĐAU BỤNG KINH Ở VỊ TRÍ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG? Thứ Năm, 26/10/2023, 14:00
- ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CĂN BỆNH POLYP LÒNG TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 13:00
- POLYP TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- TƯ VẤN NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ POLYP TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- 5 CÁCH BẤM HUYỆT GIẢM ĐAU BỤNG KINH HIỆU QUẢ TỨC THÌ Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- Tại sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần làm sao trị dứt điểm? Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Đừng chủ quan, Sản dịch có mùi hôi cảnh báo triệu chứng hậu sản Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00