Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
Vô sinh, ung thư cổ tử cung là những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa không ai ngờ tới. Ngoài ra, căn bệnh này kéo dài còn có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em. Hiểu rõ được những rủi ro mà bệnh viêm nhiễm phụ khoa mang lại sẽ giúp phái đẹp ý thức hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh từ sớm.
Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu được phát hiện và điều trị tích cực sẽ sớm khỏi. Tuy nhiên, do một số người chủ quan, ngại không đi khám bệnh ngay từ khi có dấu hiệu bất thường mà tự tìm cách chữa trị tại nhà theo kinh nghiệm dân gian. Việc tự chẩn đoán sai bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp khiến bệnh tình ngày càng trở nặng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe.
Dưới đây là những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa chị em phụ nữ nên biết:
1. Ảnh hưởng đến tâm lý
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước hết ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Nhất là khi bệnh tình kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ khiến chị em hoang mang, căng thẳng khi phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu cũng như lo lắng cho sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, bệnh viêm nhiễm phụ khoa còn gây ngứa ngáy vùng kín và ra nhiều khí hư khiến cho “cô bé” có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến cho chị em mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác.
2. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Việc quan hệ tình dục trong thời gian bị niêm mạc âm hộ, âm đạo đang bị viêm nhiễm có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Chị em có thể bị đau và chảy máu khi giao hợp.
Việc phải kiêng cữ không làm chuyện ấy trong thời gian chị em đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể khiến cho phái mạnh “đứng ngồi không yên”, thậm chí ảnh hưởng đến không khí gia đình.
3. Mất tập trung trong công việc
Cảm giác ngứa ngáy, đau bụng dưới và những lo lắng về bệnh tật khiến chị em mất tập trung trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sinh hoạt. Từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động.
4. Gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một trong những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất. Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung xảy ra liên tục sẽ khiến cho các tế bào nội tuyến nằm ở mặt trong của cổ tử cung phát triển bất thường và rất dễ bị viêm nhiễm.
Do bệnh viêm nhiễm phụ khoa không được khống chế tốt, vi khuẩn và nấm từ âm đạo tiếp tục tấn công lên vùng lộ tuyến cổ tử cung khiến cho khu vực này bị sưng đau, viêm loét.
Người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có các biểu hiện như:
- Ngứa âm đạo
- Đau tức vùng bụng dưới
- Ra nhiều khí hư, huyết trắng
- Đau khi quan hệ…
5. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa không được điều trị tốt có thể gây biến chứng viêm vùng chậu. Lúc này, nhiễm trùng có khuynh hướng lan rộng từ bên ngoài vào trong lòng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Đây đều là những cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của nữ giới.
Trường hợp bị viêm vùng chậu nặng, cổ tử cung và ống dẫn trứng để lại sẹo khiến cho trứng sau khi thu tinh không thể làm tổ trong lòng tử cung. Hậu quả, chị em có nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao.
6. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung cũng là tác hại của viêm nhiễm phụ khoa rất nhiều chị em gặp phải. Khi bị bệnh, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng từ bên ngoài âm đạo có thể di chuyển ngược dòng lên tử cung và tấn công vào lớp nội mạc. Chị em có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau bụng dưới
- Sốt
- Ra nhiều khí hư
- Ngứa rát vùng kín
- Ra máu bất thường không trong kỳ kinh
7. Vô sinh, hiếm muộn
Âm đạo, cổ tử cung bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy đặc quánh ngăn cản không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung và ống dẫn trứng để thụ thai.
Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa kéo dài cũng gây hình thành sẹo trong tử cung và làm ống dẫn trứng bị thu hẹp khiến phụ nữ khó có con và phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn khá cao.
8. Ảnh hưởng đến thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Thêm vào đó, các tác nhân gây bệnh cũng có thể tấn công vào bào thai dẫn đến nhiễm trùng ối, đe dọa sảy thai, sinh sớm, thai chết non hoặc khiến thai nhi bị dị tật bật sinh.
9. Ung thư cổ tử cung
Đây cũng là một trong những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa mà khi nghe tới hẳn ai cũng phải khiếp sợ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân cũng một phần là do bị viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần khiến các tế bào bị biến đổi thành ác tính.
Phụ nữ cần thận trọng với biến chứng ung thư cổ tử cung nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Ra nhiều huyết trắng
- Đau và chảy máu khi quan hệ
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Trễ kinh, rong kinh, máu kinh có màu đen sẫm
- Đau bụng…
Cách phòng ngừa biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa
Để hạn chế nguy cơ phải đối mặt với những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa ở trên, chị em cần ,chú ý:
1. Thăm khám và điều trị bệnh từ sớm
Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ sớm không chỉ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng mà còn giảm thiểu được tối đa những tổn thương cho các bộ phận nằm trong cơ quan sinh dục. Do vậy, việc tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa không khó để nhận biết. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như ra nhiều huyết trắng có mùi hôi, vùng kín bị ngứa và nổi mẩn, xuất huyết âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, thường xuyên bị đau bụng kinh… chị em nên sắp xếp thời gian đến các phòng khám phụ khoa để được chẩn đoán và chữa trị bệnh ngay từ khi bệnh còn nhẹ.
Bên cạnh đó, cần tích cực điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm theo đường uống hoặc viên đạn đặt âm đạo.
Trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa, cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cho phù hợp và chăm sóc vùng kín đúng cách để bệnh tình nhanh khỏi.
2. Chăm sóc vùng kín đúng cách
Việc chăm sóc vùng kín không chỉ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm nhiễm phụ khoa, giảm nguy cơ gặp biến chứng mà còn giúp chị em ngăn ngừa tái phát bệnh. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc vùng kín hàng ngày, đặc biệt là trong thời gian đang bị viêm nhiễm phụ khoa:
- Sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để rửa vùng kín mỗi ngày 2 – 3 lần. Tránh dùng xà phòng thơm, sữa tắm hay các loại dung dịch phụ khoa có nồng độ kiềm cao khiến cho vùng kín bị kích ứng và làm mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa phát triển mạnh hơn.
- Hạn chế cạo nhổ lông mu bởi nó không chỉ gây tổn thương cho da mà còn làm mất đi hàng rào bảo vệ vùng kín khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm.
- Không thụt rửa âm đạo. Nhiều người nghĩ rằng làm cách này sẽ giúp “cô bé” sạch sẽ hơn nhưng thực tế là chị em đang tiếp tay cho mầm bệnh tấn công vào trong một cách dễ dàng dẫn đến nhiễm trùng phụ khoa.
- Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên và rửa vùng kín cho sạch sẽ sau mỗi 2 – 3 tiếng tùy theo lượng máu kinh chảy ra.
- Giữ cho khu vực tam giác vàng luôn khô ráo bằng cách mặc quần thoải mái, đặc biệt là quần lót. Tránh mặc quần ôm sát hoặc quần đang bị ẩm ướt. Sau khi tắm xông chị em nên dùng khăn mềm thấm khô rồi mới mặc quần trở lại. Chỉ khi vùng kín được khô ráo, sạch sẽ thì nấm men mới không có cơ hội phát triển.
- Sử dụng các sản phẩm nước rửa phụ khoa phù hợp, dịu nhẹ. Tốt nhất chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn cho một loại thích hợp
- Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm ở các hồ bơi công cộng
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho phù hợp
Người bị viêm nhiễm phụ khoa cũng cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm thiểu tác hại của bệnh đối với sức khỏe. Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hạn chế thức khuya gây rối loạn nội tiết tố – một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tổn thương viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nhanh hồi phục
- Tránh stress: Căng thẳng có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa thêm nghiêm trọng hơn.
- Tập thể dục, thể thao hàng ngày để cải thiện sức đề kháng, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch tốt hơn khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, rau lá xanh… vào trong thực đơn. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày
- Các thực phẩm có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên như tía tô, tỏi, gừng cũng là những gợi ý hữu ích cho thực đơn của người bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Tránh ăn đồ cay nóng, hải sản, thức ăn có nhiều dầu mỡ, bia, rượu.
Trên đây là những tác hại của viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Có thể thấy, căn bệnh này kéo dài sẽ mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho phái đẹp, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, hãy tích cực điều trị bệnh theo chỉ định của thầy thuốc và có chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc vùng kín phù hợp để bệnh nhanh được chữa khỏi mà không gây ra tác hại xấu nào cho sức khỏe.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Sau sảy thai nên uống thuốc gì và ăn như thế nào để mau hồi phục? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Có được uống thuốc đau đầu khi mang thai? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cảnh giác u xơ tử cung gây đau bụng dưới Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00