Tại sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần làm sao trị dứt điểm? Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
Viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Để điều trị bệnh dứt điểm, nữ giới cần kết hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh vùng kín đúng cách và thay đổi các thói quen xấu.
Vì sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng cơ quan sinh dục nữ bị tổn thương do nhiễm vi nấm, virus, trùng roi và vi khuẩn. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất là viêm âm đạo/ nấm âm đạo, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến tử cung và viêm cổ tử cung.
Hầu hết các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều có thể điều trị bằng cách dùng thuốc, vệ sinh vùng kín đúng cách và thay đổi các thói quen xấu. Nếu tuân thủ điều trị và chăm sóc đúng cách, các bệnh lý này có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên ở một số nữ giới, bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần có thể do những nguyên nhân sau:
1. Do vệ sinh vùng kín kém
Vệ sinh vùng kín kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây tái phát các bệnh viêm nhiễm phụ khoa (chủ yếu là nấm âm đạo). Thông thường, nấm Candida albicans sinh sống trong âm đạo nhưng không gây tổn thương niêm mạc hay ngứa ngáy, khó chịu.
Tuy nhiên khi vệ sinh kém, môi trường sinh lý âm đạo trở nên mất ổn định khiến nấm men phát triển mạnh và gây viêm nhiễm. Vì vậy ngay cả khi điều trị dứt điểm, nấm Candida vẫn có thể sinh sôi mạnh và gây tổn thương âm đạo nếu nữ giới tiếp tục duy trì thói quen vệ sinh kém.
2. Điều trị không triệt để
Viêm nhiễm phụ khoa chủ yếu xảy ra do nhiễm nấm men, virus, trùng roi và vi khuẩn. Các tác nhân gây viêm nhiễm thường được điều trị bằng kháng sinh trong liên tục vài tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu ở vùng kín có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn chỉ sau 5 – 7 ngày. Vì vậy, nhiều trường hợp tự ý ngưng dùng thuốc mà không tham vấn y khoa.
Tình trạng tự ý ngưng thuốc sớm hơn thời gian được bác sĩ chỉ định có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Bởi nếu không dùng thuốc đều đặn trong thời gian dài, nấm men, virus, trùng roi và vi khuẩn có thể phát triển trở lại và gây tổn thương cổ tử cung, âm đạo.
3. Không điều trị cho cả bạn tình
Không điều trị cho cả bạn tình là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần. Do đó ngay cả khi đã điều trị dứt điểm, nữ giới vẫn có thể bị tái nhiễm do vi khuẩn, nấm men, trùng roi và virus tồn tại ở cơ quan sinh dục của nam giới.
4. Không loại bỏ chất dị ứng, kích ứng
Môi trường sinh lý bên trong vùng kín có thể bị rối loạn nếu sử dụng các sản phẩm chứa chất kích ứng và dị ứng (băng vệ sinh, tampon, dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước hoa vùng kín nữ, cốc nguyệt san,…). Các sản phẩm này có thể khiến niêm mạc sưng đỏ, ngứa ngáy, nóng rát và làm mất cân bằng độ pH. Từ đó thúc đẩy nấm men phát triển mạnh và dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.
Tuy nhiên, đa phần nữ giới đều không chú ý đến vấn đề này mà chỉ tập trung sử dụng thuốc và vệ sinh vùng kín. Chính vì vậy, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần ngay cả khi tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần còn có thể do những nguyên nhân như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều đối tượng,…) có thể là nguyên nhân gây tái phát viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần. Ngoài ra, thói quen này còn tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội và bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà, viêm gan B và C.
- Rối loạn nội tiết tố: Ít người biết rằng, viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần còn có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố. Hormone estrogen và progesterone mất cân bằng có thể khiến hệ vi sinh trong âm đạo bị rối loạn, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Do tự ý sử dụng thuốc: Thực tế cho thấy, nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc đặt để điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi chưa thăm khám và chẩn đoán. Tình trạng này khiến cho nấm men, virus, vi khuẩn và trùng roi trở nên kém nhạy cảm với kháng sinh, dẫn đến tình trạng lờn thuốc. Chính vì vậy, các tác nhân gây viêm nhiễm không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể phát triển mạnh trở lại khi có điều kiện thuận lợi.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần. Khi sức đề kháng giảm, nấm men và hại khuẩn có thể phát triển nhanh chóng, gây mất cân bằng hệ vi sinh và tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Do đó, các vấn đề phụ khoa thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường và mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch khác.
- Thường xuyên dùng thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hormone và khiến âm đạo giảm tiết dịch hơn so với bình thường. Vì vậy, nấm Candida dễ phát triển và gây tổn thương niêm mạc âm đạo.
Điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần
Thực tế, viêm nhiễm phụ khoa đều có thể điều trị dứt điểm mà không để lại di chứng hay biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên do khả năng tái nhiễm cao nên bên cạnh sử dụng thuốc, nữ giới cần chú ý một số vấn đề về sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống,… để hạn chế tối đa tình trạng tái phát.
Dưới đây là các phương pháp giúp điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần:
1. Thăm khám và tuân thủ điều trị
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa như khí hư có mùi hôi kèm mủ, vùng kín ngứa ngáy, đau rát, bụng dưới đau âm ỉ,… nữ giới cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu lấy bệnh phẩm để xác định tác nhân gây viêm nhiễm và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, cần chú ý dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và tránh tình trạng quên liều để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Điều trị cho cả bạn tình
Nấm men, virus và một số tác nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới dễ đọng lại bên trong bao quy đầu của nam giới. Vì vậy, nữ giới nên khuyến khích bạn tình cùng đến thăm khám và điều trị để hạn chế tối đa tình trạng tái nhiễm.
Nếu không tiến hành điều trị cho bạn tình, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có xu hướng tái phát thường xuyên, làm tăng nguy cơ tăng chủng vi nấm không nhạy cảm và gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị.
3. Chăm sóc vùng kín đúng cách
Chăm sóc vùng kín đúng cách là biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa tái phát. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, nữ giới nên thực hiện các biện pháp vệ sinh vùng kín như:
- Cần làm sạch vùng kín ít nhất 1 – 2 lần/ ngày bằng nước sạch. Hoặc có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 lần/ ngày để khử mùi hôi và giữ vùng kín khô ráo, thông thoáng.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu vì thói quen này có thể khiến môi trường bên trong bị mất cân bằng và tạo điều kiện để nấm men phát triển.
- Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm tiếp xúc với vùng kín như dung dịch vệ sinh phụ nữ, bao cao su, chất diệt tinh trùng, gel bôi trơn, nước hoa vùng kín, băng vệ sinh,… Nên ưu tiên dùng các sản phẩm không chứa hương liệu, chất tạo mùi, chất bảo quản và các thành phần dễ gây kích ứng.
- Thay quần lót hằng ngày và cần giặt quần lót sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men và vi khuẩn có hại. Trong trường hợp cần thiết, nên thay toàn bộ quần lót mới để hạn chế viêm nhiễm phụ khoa tái phát.
- Vào những ngày “đèn đỏ”, cần thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần và chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên. Đồng thời cần lau khô “cô bé” trước khi mặc quần lót để tránh tình trạng ẩm ướt, khó chịu.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày khi không thực sự cần thiết. Sử dụng quá thường xuyên có thể khiến vùng kín tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt và khó chịu.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra trong thời gian điều trị, cần tránh sinh hoạt vợ chồng cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
- Sau khi đi vệ sinh, cần lau khô vùng kín từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn bên trong nước tiểu xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm.
Ngay cả khi không bị viêm nhiễm phụ khoa, nữ giới vẫn cần chăm sóc vùng kín đúng cách để ổn định môi trường sinh lý của âm đạo và phòng ngừa các bệnh lý ở cơ quan sinh dục.
4. Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố thuận lợi gây ra các bệnh phụ khoa. Do đó, nữ giới cần thay đổi một số thói quen tình dục phóng túng như quan hệ tập thể, quan hệ với những đối tác mắc bệnh xã hội, truyền nhiễm, không sử dụng bao cao su, quan hệ quá mức,…
Thay vào đó, cần chung thủy với 1 bạn tình và nên tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của đối tác trước khi quyết định quan hệ (đặc biệt là khi không dùng bao cao su). Đối với những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con, nên thăm khám sức khỏe sinh sản thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
5. Cải thiện sức khỏe tổng thể
Như đã đề cập, viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần còn có thể do hệ miễn dịch suy giảm và rối loạn nội tiết tố. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc và vệ sinh vùng kín đúng cách, nữ giới cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe.
Đối với phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần, cần tăng cường tập thể dục ít nhất 3 buổi/ tuần. Hoạt động thể chất không chỉ giúp nâng cao khả năng miễn dịch mà còn hỗ trợ đào thải tế bào chết và chất nhờn ứ đọng trong âm đạo. Từ đó giúp ổn định môi trường sinh lý và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể xác định được nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Sau sảy thai nên uống thuốc gì và ăn như thế nào để mau hồi phục? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Có được uống thuốc đau đầu khi mang thai? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00