TƯ VẤN NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ POLYP TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
Polyp tử cung là bệnh phụ khoa lành tính, dễ dàng điều trị, nhưng nếu không sớm phát hiện và lựa chọn kỹ thuật phù hợp, có thể để lại biến chứng, hậu quả nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về Polyp tại tử cung, từ đó mỗi cá nhân có thể sớm chủ động nhận biết và điều trị bệnh.
1. Polyp tử cung hình thành như thế nào
Tình trạng sinh trưởng bất thường của các tế bào trong niêm mạc tử cung được gọi là Polyp tử cung. Triệu chứng này còn có tên gọi khác là Polyp nội mạc tử cung.
Thông thường, chúng có kích thước nhỏ, chỉ khoảng vài cm, hình dạng như đầu ngón tay hoặc thân nấm, có màu hồng, kết cấu mềm, dễ dàng vỡ ra và chảy máu. Tùy theo từng tác nhân gây bệnh, các Polyp có thể mọc thành từng chùm hoặc đơn lẻ. Thông qua quá trình thăm khám thực tiễn và nghiên cứu cho thấy, Polyp có thể xuất hiện và phát triển bất cứ đâu tại buồng tử cung.
Nếu sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể được điều trị dứt điểm, hạn chế biến chứng và tái phát. Đây được xếp vào nhóm bệnh lành tính, phần lớn không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Tuy nhiên, một số ít đối tượng ung thư tử cung có nguyên nhân bắt nguồn từ Polyp tử cung. Do đó, không nên chủ quan trước những dấu hiệu, mầm bệnh của cơ thể.
Polyp tử cung là bệnh lý lành tính, có thể điều trị dứt điểm
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Như đã đề cập, Polyp tử cung xuất phát từ quá trình sinh trưởng, gia tăng nhanh chóng của các tế bào trên cổ tử cung. Cụ thể đây là quá trình tăng nồng độ của Estrogen nội sinh hoặc ngoại sinh. Cũng giống như một số bệnh lý khác, căn bệnh này cũng có nguy cơ tăng dần theo tuổi tác.
Ngoài ra, một số tác nhân sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
-
Phần lớn phụ nữ béo phì, thừa cân với chỉ số BMI lớn hơn 30 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Polyp tử cung.
-
Nhóm thuốc Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng được xem là một trong những tác nhân gia tăng khả năng mắc bệnh.
-
Ngoài ra, quá trình sinh hoạt không lành mạnh hoặc biến chứng từ một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như: phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sử dụng Hormone có chứa Estrogen, người mắc hội chứng Lynch hay Cowden,...
3. Làm thế nào để phát hiện bệnh
Polyp tử cung tuy được xem là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra một số di chứng gây khó chịu hoặc đe dọa đến sức khỏe. Do đó, mỗi cá nhân nên có những kỹ năng cần thiết để sớm nhận biết và điều trị.
Bạn có thể dựa vào hai yếu tố sau để nhận biết, phát hiện bệnh:
Dấu hiệu của bệnh
Khi có những dấu hiệu bất thường sau đây, cần thực hiện thăm khám, kiểm tra để sớm phát hiện Polyp tử cung hay các bệnh lý liên quan nếu có:
-
Ra máu ở âm đạo không có yếu tố tác động.
-
Sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau thời kỳ mãn kinh xuất hiện tình trạng ra máu tại âm đạo.
-
Dịch âm đạo tiết ra nhiều máu trắng có màu sắc bất thường, kèm mùi tanh khó chịu.
Đây cũng được xem là triệu chứng của tiền ung thư cổ tử cung, do đó không chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu trên. Quá trình thực hiện thăm khám, nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác, điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán bằng các kỹ thuật y học
Theo thống kê của các chuyên gia, phần lớn bệnh nhân mắc Polyp ở tử cung thường phát hiện bệnh khi thực hiện quá trình thăm khám phụ khoa. Để có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh, có thể tiến hành các kỹ thuật sau:
-
Thực hiện siêu âm để đánh giá tử cung bằng đường bụng hoặc qua đường âm đạo.
-
Để chẩn đoán chính xác hình dạng và khoanh vùng phát triển của các Polyp, có thể tiến hành siêu âm bơm nước buồng tử cung.
-
Tiến hành nội soi buồng tử cung nhằm kiểm soát tình trạng các Polyp và tiến hành cắt bỏ nếu cần thiết.
-
Làm các xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán chính xác các Polyp ở tình trạng lành tính hoặc ác tính.
Ra máu ngoài âm đạo là một trong những dấu hiệu của bệnh Polyp ở tử cung
4. Phương pháp điều trị
Các kỹ thuật loại bỏ Polyp
Khi mắc các bệnh lý nói chung và Polyp tử cung nói riêng, mỗi cá nhân đều mong muốn sớm được điều trị hiệu quả, dứt điểm để ổn định tình trạng sức khỏe, tránh biến chứng và cảm giác khó chịu. Các Polyp có thể được tiến hành loại bỏ dễ dàng, đơn giản, thậm chí không cần dùng thuốc giảm đau thông qua các kỹ thuật sau:
Tiến hành cắt bỏ bằng kỹ thuật buộc chỉ phẫu thuật quanh các chân Polyp.
-
Loại bỏ Polyp bằng cách dùng vòng kẹp.
-
Nội soi buồng tử cung và thực hiện kỹ thuật cắt bỏ.
-
Một số phương pháp khác như: đốt chân bằng dao điện, tia laze, thực hiện nitơ lỏng,...
Phẫu thuật loại bỏ Polyp cần được tiến hành tại cơ sở uy tín chất lượng nhằm hạn chế nguy cơ tái phát
Chăm sóc sau điều trị
Sau khi tiến hành các thủ thuận điều trị tiêu hủy, loại bỏ Polyp, mỗi cá nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để có thể sớm hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Dự phòng nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh.
-
Kiểm tra tế bào thông qua giải phẫu bệnh.
-
Không nên lo lắng nếu xuất hiện các vệt máu từ âm đạo.
-
Không thực hiện quan hệ tình dục sau điều trị từ 4 đến 6 tuần.
-
Tiến hành tái khám sau điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Nếu xuất hiệu dấu hiệu bất thường, cần sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Bệnh có nguy cơ tái phát không
Sau thời gian điều trị cắt bỏ Polyp tử cung, một số đối tượng có thể xuất hiện nguy cơ tái phát bệnh. Nguyên nhân tái phát có thể bắt nguồn từ:
-
Không thực hiện cắt bỏ triệt để tận gốc các Polyp nằm sâu trong tử cung.
-
Quá trình cắt bỏ Polyp không được tiêu viêm, các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính tác động và gây tái phát bệnh. Không thực hiện cắt bỏ triệt để tận gốc các Polyp nằm sâu trong tử cung.
-
Quá trình thăm khám không chuẩn xác dẫn đến chỉ loại bỏ được các Polyp có thể nhìn thấy. Từ đó các Polyp không được nhìn thấy tiếp tục phát triển và gây bệnh.
-
Chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc không hợp lý, thiếu khoa học.
Sau khi tiến hành điều trị thăm khám, nên tái khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe, khả năng phục hồi
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tại sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần làm sao trị dứt điểm? Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Đừng chủ quan, Sản dịch có mùi hôi cảnh báo triệu chứng hậu sản Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Sau sảy thai nên uống thuốc gì và ăn như thế nào để mau hồi phục? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Có được uống thuốc đau đầu khi mang thai? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00