POLYP TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
Polyp tử cung có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi được không ít chị em phụ nữ ngày nay quan tâm. Đặc biệt, với những biểu hiện không rõ ràng của tình trạng càng làm chúng ta lo lắng hơn. Để giải quyết mối bận tâm trên, chị em hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Polyp tử cung là bệnh gì
Để trả lời cho câu hỏi Polyp tử cung có nguy hiểm không, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ polyp tử cung là gì?
Polyp tử cung là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung tăng sinh quá mức. Làm xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt gạo hoặc gần bằng quả bóng bàn. Đơn lẻ hoặc theo chùm là cách mà các polyp này sinh sôi. Chúng được cố định bởi một cuống nhỏ hoặc chân đế gắn vào thành tử cung. Đôi khi chân đế dài, các polyp có thể nhô qua cổ tử cung hoặc ngoài âm đạo. Giữa chân đế hoặc cuống có các mạch máu để nuôi polyp phát triển.
Các hạt polyp này đa phần là nhạy cảm, dễ chảy máu thậm chí là những tác động nhẹ.
Thế nào là polyp tử cung, không phải ai cũng biết
2. Nguyên nhân gây ra bệnh polyp tử cung là gì?
Đến nay vẫn chưa xác định được những nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh polyp cổ tử cung cũng như polyp tử cung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra được một số tác nhân như:
Nội tiết tố thay đổi:
Những thay đổi bất thường của cơ thể thay đổi. Từ đó thúc đẩy nồng độ estrogen tăng cao. Một số nghiên cứu cho rằng, Estrogen tăng cao, kích thích tăng trưởng các tế bào của thành tử cung. Từ đó dần dần hình thành nên các hạt polyp.
Viêm nhiễm:
Việc viêm nhiễm ở những bộ phận sinh dục cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa nói chung cũng như bệnh polyp tử cung nói riêng. Viêm âm hộ, Viêm cổ tử cung, Viêm nội mạc tử cung,... đều là những yếu tố thúc đẩy tạo nên bệnh polyp tử cung.
Tắc nghẽn mạch máu:
Do một số phẫu thuật hoặc một số biện pháp phòng tránh thai làm cho nội mạc tử cung bị nhiễm trùng,... gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó làm thành nội mạc tử cung dày lên dễ hình thành nên các hạt polyp.
Hậu quả của việc phá thai không an toàn:
Phá thai ở những cơ sở không uy tín có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp tử cung và gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn sau này. Việc nhau thai, hoặc một số bộ phận của thai nhi bị sót lại sau phẫu thuật là nguyên nhân chủ yếu. Chúng gây viêm nội mạc tử cung để dẫn đến bệnh polyp tử cung.
Tuyệt đối không phá thai để hạn chế bệnh polyp tử cung
3. Những triệu chứng của polyp tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh polyp tử cung cũng như những bệnh phụ khoa khác. Rất khó phát hiện ra nếu bạn không thăm khám bác sĩ. Bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với biểu hiện của những căn bệnh phụ khoa khác. Một số triệu chứng thường gặp khi bị polyp tử cung như:
-
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài: chậm kinh, rong kinh, hoặc kinh nguyệt không đều là những triệu chứng bạn đặc biệt quan tâm. Đây là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc polyp tử cung hoặc có thể là một bệnh phụ khoa nào khác.
-
Âm hộ chảy máu bất thường kể cả sau khi mãn kinh và sau khi quan hệ.
-
Dịch tiết có chất nhầy, màu trắng, khí hư xuất hiện nhiều và bất thường.
Câu trả lời thỏa đáng hơn cho câu hỏi “Polyp tử cung có nguy hiểm không”, đây là một căn bệnh tương đối và hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và đối phó kịp thời cũng có thể kéo theo những hậu quả đáng tiếc.
Dịch nhầy và khí hư xuất hiện bất thường khi mắc polyp tử cung
4. Polyp tử cung được điều trị như thế nào?
Vậy là đã có đáp án cho câu hỏi “polyp tử cung có nguy hiểm không”. Lúc này, phương pháp phòng tránh và điều trị tiếp xúc là chủ đề được các chị em quan tâm.
Điều trị
Để phát hiện bệnh, chị em cần thăm khám khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Qua các phương pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Một số phương pháp xử lý polyp tử cung thông dụng như:
-
Xoắn hạt polyp.
-
Bằng những dụng cụ chuyên khoa, giúp buộc dây vào hạt polyp và cắt.
-
Dùng kẹp vòng cũng là một phương pháp phổ biến.
Vậy việc phẫu thuật polyp tử cung có nguy hiểm không?
Nếu như các hạt polyp nhỏ, trong quá trình điều trị bạn chỉ cảm thấy hơi co thắt, đau nhẹ, và có xuất huyết. Tuy nhiên các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ, chống viêm và giảm đau.
Nếu các khối polyp to, việc phẫu thuật sẽ tiến hành lâu hơn và kỹ càng hơn. Tất nhiên là bạn sẽ được gây tê và gây mê trong quá trình phẫu thuật.
Phẫu thuật polyp tử cung là một phẫu thuật khá đơn giản. Việc xuất hiện lại những hạt polyp sau phẫu thuật hầu như bằng không. Sau phẫu thuật, bên cạnh làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ các bạn còn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh tránh gây viêm nhiễm.
Cách phòng tránh
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó các bạn nên để ý những điều sau đây để không phải bận tâm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi polyp tử cung có nguy hiểm không.
Theo dõi chu kỳ mỗi tháng:
Các bạn nên tập thói quen ghi chép và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Nhằm kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn.
Thăm khám định kỳ:
Đây là việc mà hầu hết các chị em chúng ta ít quan tâm nhất. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng mới bắt đầu thăm khám và điều trị. Do đó, chúng tôi khuyến khích các bạn thăm khám định kỳ, để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Có như vậy, việc điều trị mới dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia,... là những lời khuyên chúng tôi dành cho bạn. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng góp phần đẩy lùi nhiều căn bệnh khác trên cơ thể.
Việc theo dõi chu kỳ hàng tháng giúp hạn chế polyp tử cung
Vậy là với thắc mắc Polyp tử cung có nguy hiểm không, những thông tin được chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc đưa ra câu trả lời. Hy vọng qua đó, các bạn có cái nhìn chính xác hơn về bệnh lý, từ đó điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tại sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần làm sao trị dứt điểm? Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Đừng chủ quan, Sản dịch có mùi hôi cảnh báo triệu chứng hậu sản Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Sau sảy thai nên uống thuốc gì và ăn như thế nào để mau hồi phục? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Có được uống thuốc đau đầu khi mang thai? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00