Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
Một số chị em phụ nữ bị chậm kinh, mất kinh sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây có thể chỉ là tình trạng tạm thời do nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài thường gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn và các vấn đề sức khỏe khác.
1. Kinh nguyệt xuất hiện như thế nào?
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Phụ nữ có kinh là do lớp niêm mạc trong lòng tử cung bong ra mỗi tháng dưới sự ảnh hưởng của hàm lượng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) trong cơ thể. Lượng nội tiết tố nữ sẽ tăng dần từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (ngày có kinh đầu tiên) và tăng cao nhất vào ngày rụng trứng (khoảng giữa của chu kỳ kinh), sau đó giảm dần. Khi hàm lượng nội tiết tố nữ giảm đến mức thấp nhất, lớp niêm mạc trong lòng tử cung sẽ bong ra cùng với một ít máu được đưa ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo, đó chính là máu kinh nguyệt.
Thông thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh là khoảng 50 - 80ml. Thời gian giữa các kỳ kinh (ngày cuối cùng đến ngày đầu tiên) trung bình là 28 ngày và hiện tượng chảy máu kinh thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua thời gian dài hơn giữa các kỳ kinh và số ngày ra máu cũng có thể ít hơn hay nhiều hơn.
2. Tại sao bạn bị mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp?
Một số bệnh nhân bị mất kinh, chậm kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là một tình trạng không hiếm gặp. Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết điều hòa hoạt động sinh sản của nữ phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn tới sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Vì bản chất thuốc tránh thai là các loại hormone sinh dục, có thể là progesterone, estrogen hoặc hai loại kết hợp để ngăn ngừa sự rụng trứng và thụ tinh với tinh trùng. Ngoài ra, kinh nguyệt còn có thể tác động của nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi, tâm lý cũng như tình trạng bệnh tật. Những yếu tố kể trên phối hợp với sự thay đổi hormon sinh dục nữ do dùng thuốc tránh thai càng khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
3. Các rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp mất kinh có thể chỉ là tình trạng tạm thời do nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng. Tuy nhiên việc sử dụng kéo dài thuốc tránh thai khẩn cấp thường gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng cùng với các vấn đề sức khỏe khác như giảm ham muốn, căng tức ngực, đau đầu,... Dưới đây là những rối loạn do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:
- Vô kinh: Thường các trường hợp mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là do uống thuốc tránh thai khẩn cấp không đúng cách, gây ức chế quá trình rụng trứng. Khi sự rụng trứng không xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không xuất hiện.
- Chậm kinh: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây tình trạng kinh nguyệt tới muộn hơn vài ngày so với chu kỳ bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng nếu bệnh nhân tiếp tục duy trì việc sử dụng thuốc tránh thai.
- Kinh nguyệt tới sớm: Thường chu kỳ kinh nguyệt ở nữ kéo dài từ 28 - 32 ngày, có thể giữa các chu kỳ không đều nhau mà chênh lệch 2 - 3 ngày. Nhưng một số bệnh nhân uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt tới sớm hơn vài ngày.
- Rong kinh: Rong kinh cũng là một trong những rối loạn kinh nguyệt bệnh nhân uống thuốc thuốc tránh thai khẩn cấp gặp phải. Hiện tượng rong kinh khiến nhiều chị em nhầm tưởng là kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, nhưng đi kèm với đó là máu chảy nhiều hơn. Tình trạng rong kinh kéo dài sẽ khiến phụ nữ gia tăng nguy cơ thiếu máu, da dẻ xanh xao, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể ỏi và thiếu tập trung.
- Ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh: Một số chị em có tình trạng ra máu âm đạo sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Thông thường hiện tượng này không quá nghiêm trọng, tuy nhiên bệnh nhân cũng nên cẩn thận, vì ra máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh các tình trạng rối loạn kể trên, bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp còn có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn; đau nửa đầu (do cơ thể chưa quen với hormone nội tiết tố bổ sung); giảm tiết dịch âm đạo khiến chị em bị giảm ham muốn, cản trở quan hệ tình dục; tăng cân; đau tức ngực; khô mắt...
4. Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai khẩn cấp
4.1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh nhân nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm bao gồm trái cây tươi, rau xanh, chế phẩm từ đậu nành,... Đồng thời cần hạn chế các loại thức uống và thực phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá,...
4.2. Nghỉ ngơi, giảm căng thẳng và mệt mỏi
Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên sẽ làm cơ thể tăng tiết hormone cortisol - nguyên nhân gây ức chế hoạt động của buồng trứng. Vì thế, cần thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi để duy trì kinh nguyệt đều đặn. Để tăng cường sức khỏe tinh thần, bệnh nhân có thể tìm đến các phương pháp như tập thiền, yoga, tập thở, đọc sách, đi bộ, nghe nhạc,...
4.3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và mệt mỏi rất tốt. Đây được coi là đơn giản và hiệu quả giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt.
4.4 Cân bằng nội tiết tố bằng các sản phẩm hỗ trợ
Trong thời gian dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ như tinh dầu hoa anh thảo, mầm đậu nành,...Bạn nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả tối đa và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn.
Tóm lại, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, mất kinh, ra máu âm đạo,...Đây là những tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài không rõ nguyên nhân, bệnh nhân đến đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm vì đó có thể dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00