Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
Đau bụng kinh là một triệu chứng mà đa phần chị em phụ nữ đều sẽ gặp phải khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Những cơn đau này khá phổ biến, vì vậy dẫn đến tâm lý chủ quan, coi thường. Tuy nhiên, chị em vẫn nên cảnh giác khi bị đau bụng kinh kéo dài vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?
Đau bụng kinh là hiện tượng xảy ra khi người phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Thời điểm kinh nguyệt, tử cung hình thành một lớp mô mềm. Sau khi trứng rụng, không gặp tinh trùng và thụ tinh thì sẽ làm bong lớp mô này. Tử cung thực hiện quá trình co bóp để đẩy máu kinh cùng lớp mô này ra ngoài. Khi đó, nếu cơn co bóp mạnh, tử cung bị chèn ép thì sẽ gây ra cơn đau bụng kinh dữ dội. Cơn đau có kéo dài và gây khó chịu hay không còn tùy thuộc vào lượng chất chất prostaglandin có trong tử cung nhiều hay ít.
Tình trạng đau bụng kinh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm sinh lý của chị em khi bị hành kinh. Thông thường, cơn đau sẽ chỉ kéo dài vài tiếng. Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng kinh nhiều giờ, trên 12 tiếng, đau dữ dội không dứt và có thể lặp lại vào những ngày tiếp sau của chu kỳ là biểu hiện đau bụng kinh bất thường, do bệnh lý phụ khoa. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm, cần điều trị kịp thời trước khi nó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đau bụng kinh dai dẳng liệu có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Với triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát thông thường, người phụ nữ hoàn toàn không phải lo lắng đến vấn đề bệnh lý hay ảnh hưởng chức năng sinh sản sau này. Thế nhưng, với đau bụng kinh thứ phát là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa sau đây thì nguy cơ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn là rất cao và cần phải đề phòng.
- Lạc nội mạc tử cung
Hiện tượng lạc nội mạc tử cung có biểu hiện là những cơn đau bụng kinh. Khi bị lạc nội mạc, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng phôi thai là những tế bào lạ và đào thải ra khỏi cơ thể, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai.
Các mảng nội mạc tử cung đi lạc dễ lấn ra ngoài ống dẫn trứng gây ra tình trạng tắc nghẽn ống. Lúc này, máu không được tuần hoàn và tinh trùng cũng khó đi qua ống dẫn trứng để tiếp cận và thụ tinh.
Vì vậy, bạn không nên chủ quan với những cơn đau bụng kinh dữ dội vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gây vô sinh này.
- Chít hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung đóng vai trò quan trọng với chức năng sinh sản. Nó là nơi các mô nội mạc tử cung thoát ra, nơi để tinh trùng đi qua, thụ tinh với trứng, chứa nhiều dịch nhầy để bảo vệ các bộ phận khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi cổ tử cung bị chít hẹp, nó sẽ khiến cho tinh trùng khó có thể thâm nhập và quá trình thụ tinh không diễn ra, nguy cơ hiếm muộn là rất cao.
Khi đến kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hẹp khiến máu kinh bị ứ tắc và gây viêm, đau (nguyên nhân thống kinh). Từ đó, tử cung dễ bị nhiễm trùng, nội mạc tử cung bị ảnh hưởng gây ra lạc nội mạc tử cung. Chít hẹp cổ tử cung còn làm giảm lượng dịch nhầy, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tinh trùng khó di chuyển và dễ chết trong quá trình tìm đến buồng trứng.
Các biện pháp thụ tinh, điều trị vô sinh cũng trở nên khó khăn khi lỗ cổ tử cung quá hẹp. Tình trạng này cũng dẫn đến khả năng sảy thai rất cao do mô tử cung bị ảnh hưởng, không bảo vệ được bào thai.
- Bệnh lý buồng trứng
Các vấn đề có liên quan đến buồng trứng như buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng,… cũng có biểu hiện là chứng đau bụng kinh. Những ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng gây ra nhiều thay đổi về nội tiết tố và khả năng rụng trứng, khiến quá trình thụ thai khó xảy ra.
Buồng trứng là cơ quan điều khiển hầu như mọi vấn đề sức khỏe và sinh sản của người phụ nữ. Vậy nên, bạn cần cực kỳ cảnh giác nếu cơn đau bụng kinh có liên quan đến bộ phận này.
- Viêm vùng chậu mãn tính
Viêm vùng chậu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ và có thể được cảnh báo thông qua những cơn đau bụng kinh. Cảm giác đau thường rất dữ dội, gây khó chịu và khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Viêm vùng chậu gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận sinh dục của phụ nữ. Nếu để lâu có thể trở thành bệnh mãn tính, gây sẹo cho ống dẫn trứng và buồng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng).
- U xơ tử cung, u nang buồng trứng
U xơ tử cung nếu không phát triển thì sẽ là một khối u lành và không quá nguy hiểm với sức khỏe sinh sản của chị em. Thế nhưng, nếu khối u có chiều hướng phát triển về kích thước hay trở thành u ác tính, bạn sẽ phải cực kỳ cẩn thận. Nó có thể biểu hiện qua những cơn đau như: đau bụng vùng dưới, đau vùng chậu, bí tiểu, táo bón, đại tiện ra máu, suy thận.
Bị u xơ tử cung khi mang thai có thể gây sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là khi khối u nằm ở vị trí dưới niêm mạc. U nang buồng trứng khi phát triển đến kích thước lớn và xuất hiện ở những nơi như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai và tuần hoàn máu.
Đau bụng kinh có thể là một hiện tượng bình thường, cũng có thể là lời cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Chị em phụ nữ không nên tự ý điều trị tại nhà khi cơn đau kéo dài và có những biểu hiện trên mà cần nhận được chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00
- Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- Đừng tin vào 6 điều này khi nói về khả năng mang thai của phụ nữ Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- [CẨN THẬN] 7 Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, căn bệnh khó lường Thứ Sáu, 06/10/2023, 11:00
- Bệnh lậu: nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh Thứ Năm, 05/10/2023, 15:00
- Sưng âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00