Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
Sử dụng thuốc kích trứng là một biện pháp quan trọng trong việc tiến hành thụ tinh nhân tạo cho những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn. Hiện nay, có 2 phương pháp kích trứng được sử dụng phổ biến là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Do tính tiện lợi nên nhiều bệnh nhân ưu tiên thuốc uống kích trứng hơn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp dù đã uống thuốc kích trứng như trứng vẫn nhỏ hoặc không phát triển.
1. Thông tin chung kích thích buồng trứng
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết sử dụng đường uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến độ trưởng thành, chín và rụng. Thuốc kích trứng thường được chỉ định cho những phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, vô kinh, những bệnh nhân có nang noãn không phát triển hay thường xuyên không có rụng trứng...
Trong một chu kỳ bình thường, buồng trứng chỉ có 1 hoặc 2 nang noãn phát triển đến giai đoạn phóng noãn, những nang noãn còn lại sẽ thoái triển do sự sụt giảm hormone sinh dục. Quá trình này làm cho buồng trứng chọn ra 1 hoặc 2 noãn phát triển nhất để phóng noãn, những nang noãn còn lại sẽ chết đi. Trong liệu pháp hỗ trợ sinh sản, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kích thích buồng trứng nhằm giúp các nang noãn thoái triển tiếp tục được phát triển để có thể thu được nhiều noãn hơn.
Thuốc kích trứng được sử dụng cho những phụ nữ phải thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng các phương pháp thụ tinh nhân tạo như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI).
Theo một số báo cáo, nhiều phụ nữ ưu tiên sử dụng thuốc uống hơn loại thuốc tiêm, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ thuốc tiêm kích trứng là cao hơn so với những người sử dụng thuốc uống. Thuốc kích thích trứng có chứa các dạng hormone sinh dục ngoại sinh, bao gồm:
- Hormone FSH - Follicle-Stimulating Hormone (hormone kích thích nang noãn phát triển).
- Hormone LH - Luteinizing hormone (hormone tạo hoàng thể).
Các loại thuốc tiêm thường được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da tiêm bắp. Một số loại thuốc khác ở dạng uống như Letrozole hoặc Clomiphene citrate.
2. Làm gì khi uống thuốc kích trứng mà trứng không phát triển?
Việc chỉ định sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm kích trứng thường dựa vào quá trình đánh giá tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng đối tượng. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân dù đã uống thuốc kích trứng mà vẫn không có thai hoặc trứng không phát triển. Đối với những trường hợp này, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
2.1. Lưu ý về thời điểm và cách sử dụng thuốc
Việc uống thuốc kích trứng như trứng không phát triển có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc không đúng thời điểm hoặc không đúng cách. Thuốc kích trứng thường được uống vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh để có thể làm tăng lượng nang noãn và tăng kích thước của chúng, đồng thời làm dày niêm mạc tử cung để khi tiến hành quan hệ trong thời điểm này sẽ đạt được hiệu quả thụ thai cao nhất.
Bệnh nhân cần lưu ý là phải dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thì mới an toàn và đạt hiệu quả cao. Tránh tự ý hoặc lạm dụng thuốc kích trứng vì sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như dễ bị vô sinh hơn, nguy cơ thai bị dị tật, sinh non, tràn dịch màng phổi, suy thận, teo buồng trứng...
Để nắm được cách sử dụng thuốc kích trứng hiệu quả thì chị em cần phải đến các trung tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa Sản.
2.2. Lưu ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng trong thời gian uống thuốc kích trứng
Hiệu quả của thuốc uống kích trứng cũng phụ thuộc một phần vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vì thế, chị cần lưu ý đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đầu và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Không nên ăn uống quá kiêng khem, nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung đa dạng rau củ, thịt, trứng, hoa quả...
- Nên ăn nhiều cá, các loại hạt, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
- Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp, thực phẩm chứa chất bảo quản, các loại phụ gia.
- Không được sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, có cồn, cà phê, trà, thuốc lá...
- Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng đầu óc, sinh hoạt điều độ, không nên làm việc quá sức, ngủ nghỉ đúng giờ, không nên thức quá muộn.
2.3. Thay đổi dạng thuốc kích trứng khác
Như trong một báo cáo được nêu ở trên, tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ thuốc tiêm kích trứng là cao hơn so với những người sử dụng thuốc uống. Tỷ lệ này xuất phát từ việc khả năng hấp thu của thuốc uống không cao bằng thuốc tiêm. Các loại thuốc uống thường được sử dụng và hấp thu qua đường tiêu hóa, vì thế những bệnh nhân có bệnh lý về đường tiêu hóa hay có khả năng hấp thu sinh lý kém có thể làm ảnh hưởng lên sự hấp thụ thuốc. Ngược lại, sử dụng thuốc dạng tiêm theo đường dưới da hoặc tiêm bắp, lượng thuốc có thể được hấp thu qua mô da vào mạch máu, điều này có thể giúp hiệu quả của thuốc được cao hơn.
Do đó, khi sử dụng các thuốc kích trứng được uống, bệnh nhân uống thuốc đúng theo hướng dẫn và đã áp dụng các phương pháp sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp mà trứng vẫn nhỏ, các bác sĩ có sẽ xem xét nâng liều thuốc uống lên một mức nhất định hay sử dụng liều tối đã hoặc thay đổi phác đồ kích trứng bằng việc sử dụng các loại thuốc dạng tiêm.
2.4. Thay đổi phương pháp hỗ trợ sinh sản khác
Nếu đã đánh giá thay đổi cả 3 lưu ý trên nhưng trứng vẫn nhỏ sau khi sử dụng thuốc kích trứng thì lúc đó bệnh nhân có thể đã bị mắc hội chứng buồng trứng đề kháng. Hội chứng buồng trứng đề kháng hay cụ thể là hội chứng buồng trứng đề kháng với Gonadotropin là việc buồng trứng đề kháng lại với các thuốc kích trứng từ ngoài đưa vào trong cơ thể. Nghĩa là có dùng liều cao bao nhiêu cũng sẽ không đáp ứng với điều trị và một không đáp ứng với thuốc kích trứng thì nang trứng không lớn, lúc này không thể chọc hút trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) được.
Lúc này, bệnh nhân chỉ có thể tiến hành kỹ thuật nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM - In Vitro Maturation). IVM là phương pháp lấy noãn non từ buồng trứng (noãn chưa được kích thích bằng hormone hay nang noãn giai đoạn chưa trưởng thành) đem nuôi cấy trong môi trường đặc biệt tại phòng thí nghiệm đến khi hoàn toàn trưởng thành. Các giai đoạn sau đó như tạo thành phôi hay nuôi cấy phôi vẫn sẽ diễn ra như một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm thông thường.
Ưu điểm của phương pháp nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) là ít gây xâm lấn, hạn chế đau đớn cho các chị em. Đặc biệt, đây là giải pháp thay thế lý tưởng nhất cho những chị em không đáp ứng thuốc với thuốc kích trứng hoặc nguy cơ quá kích buồng trứng khi sử dụng thuốc kích trứng Gonadotropin. Trong phác đồ nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm, bệnh nhân chỉ phải sử dụng lượng thuốc không sử dụng thuốc kích trứng hoặc đôi khi sử dụng với nồng độ rất thấp, vì thế sẽ giảm được các nguy cơ biến chứng của thuốc.
Tóm lại, thuốc kích trứng là một phần không thể thiếu trong một liệu trình hỗ trợ sinh sản bằng các phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng thuốc kích trứng nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao. Lúc này, cần có phối hợp giữa bệnh nhân và các bác sĩ trong việc điều chỉnh cách sử dụng thuốc, các biện pháp dinh dưỡng và sinh hoạt hỗ trợ, thay đổi liều lượng, đường dùng và đặc biệt là thay đổi phương pháp hỗ trợ sinh sản khác phù hợp hơn.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00
- Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- Đừng tin vào 6 điều này khi nói về khả năng mang thai của phụ nữ Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- [CẨN THẬN] 7 Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, căn bệnh khó lường Thứ Sáu, 06/10/2023, 11:00
- Bệnh lậu: nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh Thứ Năm, 05/10/2023, 15:00
- Sưng âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Phụ nữ bị u nang buồng trứng có mang bầu được không? Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00
- 3 biến chứng viêm phụ khoa vào mùa hè mà bạn cần biết ! Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00
- 5 Điều cần biết khi bà bầu sử dụng chất bôi trơn quan hệ tình dục nếu không muốn ảnh hưởng tới thai nhi Thứ Sáu, 29/09/2023, 16:00
- 5 Câu hỏi thường gặp về quan hệ tình dục cuối thai kỳ, liệu có ảnh hưởng xấu đến thai nhi? Thứ Sáu, 29/09/2023, 14:00