Trẻ Sơ Sinh Nhẹ Cân Và Cách Chăm Sóc Mẹ Nên Biết Thứ Hai, 24/07/2023, 12:00
Ngay khi sinh ra nếu thấy có dấu hiệu trẻ sơ sinh nhẹ cân thì người mẹ thường rất hoang mang và lo lắng. Bởi những tháng đầu đời là thời gian quan trọng để con phát triển. Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh nhẹ cân và cách chăm sóc đúng đắn nhé!
Khi nào biết trẻ sơ sinh bị nhẹ cân?
Để biết trẻ sơ sinh có gặp tình trạng nhẹ cân hay không thì mẹ hãy tiến hành cân cho bé. Nếu thấy bé dưới 2,5kg, cơ thể gầy nhỏ, da nhăn thì có thể xác định bé bị nhẹ cân.
Có hai trường hợp bé nhẹ cân là sinh non hoặc bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Nếu trẻ sinh non thì do quá trình phát triển của các chức năng tiêu hóa, phổi vẫn chưa hoàn chỉnh. Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong bụng mẹ thì thường bị hạ đường huyết. Đây là những yếu tố khiến trẻ nhẹ cân.
Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh nhẹ cân
Trẻ so sinh bị nhẹ cân thường do những nguyên nhân sau:
Sinh non
Khi người mẹ sinh con ra trước 37 tuần thì trẻ sơ sinh thường nhẹ cân. Vì thế các mẹ bầu hãy nhớ khám thai định kì và đảm bảo sức khỏe để tránh tình trạng này nhé!
Thai nhi chậm phát triển
Có nhiều lý do khiến thai nhi không phát triển dẫn tới trẻ nhẹ cân. Có thể do di truyền từ sự thấp còi của bố mẹ hoặc chậm phát triển khi đang ở trong bụng mẹ. Lúc này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ thai sản để có phương án bồi bổ cho người mẹ, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho con.
Dị tật và nhiễm trùng
Khi có sự khác biệt một vài bộ phận có thể là nguyên nhân dẫn tới sự cản trở phát triển của cả cơ thể, hoặc một số loại nhiễm trùng xảy ra ở trẻ có thể ngăn thai nhi phát triển ở trong bụng mẹ khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Những hệ lụy khi trẻ nhẹ cân
Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ bị thiếu cân trong giai đoạn sơ sinh sẽ dễ dẫn đến các hệ lụy sau:
Sự tăng trưởng sau này
Trẻ sẽ có thể tăng trưởng trong giai đoạn đầu sau sinh nhưng sẽ càng ngày chậm phát triển hơn so với những bé cùng trang lứa. Mẹ cần chú ý quan sát tình trạng nhẹ cân của con để có cách chữa trị hợp lý.
Sự phát triển thần kinh
Trẻ thường phát triển với trí não kém hơn trẻ đủ cân. Trẻ sẽ có chỉ số thông minh thấp, gặp vấn đề về giao tiếp và cử chỉ, chậm phát triển thần kinh và khó khăn trong học tập.
Cách chăm sóc khi bé sơ sinh nhẹ cân
Để cải thiện tình trạng nhẹ cân ở trẻ hiệu quả, các bậc phụ huynh nên chăm sóc trẻ cẩn thận và lưu ý những vấn đề sau:
Theo dõi
- Đối với tình trạng nhẹ cân, cần giữ vệ sinh bé thật sạch. Mẹ phải tắm bé mỗi ngày bằng nước ấm hoặc tham khảo các kỹ thuật tắm cho trẻ sinh non.
- Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe để đảm bảo bé không mắc các bệnh lý sơ sinh. Nếu có vấn đề gì hãy đưa bé đi điều trị kịp thời.
Dinh dưỡng
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhẹ cân. Mẹ có thế vắt sữa ra muỗng hoặc ly để mớm cho bé hoặc dùng sữa chuyên dành cho trẻ sinh non nếu mẹ không có sữa.
- Sau 5 tháng có thể cho bé đồng thời sử dụng sữa mẹ và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác.
Giữ ấm
- Hãy giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị lạnh quá sẽ dễ làm cho tình trạng bé thêm xấu. Có thể áp dụng phương pháp ủ lồng tại bệnh viện.
- Nếu mẹ muốn tự tay ôm con có thể ôm bé áp da với ngực mẹ, phủ chăn bên ngoài và giữ ấm cho bé bằng thân nhiệt của bản thân. Đây cũng là cách giúp hạn chế các bệnh lây nhiễm trong bệnh viện, giúp bé gắn bó với mẹ hơn và dễ thực hiện.
Khám sức khỏe định kỳ
Khi trẻ bị nhẹ cân, mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và nắm tình hình. Từ đó, có những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nguồn Bệnh Viện Đa Khoa Phương Nam
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Khám tiền hôn nhân-Chìa khóa cho hôn nhân lành mạnh và bền vững Thứ Năm, 20/07/2023, 16:24
- Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Thứ Hai, 10/07/2023, 13:00
- CHƯA ĐẾN KỲ KINH NHƯNG RA MÁU HỒNG CÓ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? Thứ Hai, 10/07/2023, 12:00
- Ngưng uống thuốc tránh thai bao lâu thì có con? Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00
- Checklist cần thuộc trước khi mang thai Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Vì sao bạn khó mang thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Chậm kinh nhưng không có thai, vì sao? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Phụ nữ cho con bú có uống thuốc tẩy giun có ảnh hưởng gì không? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Bị chậm kinh bao lâu thì thử thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể chữa khỏi ngay nếu phát hiện sớm Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu Share: Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00