CHƯA ĐẾN KỲ KINH NHƯNG RA MÁU HỒNG CÓ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? Thứ Hai, 10/07/2023, 12:00
Xuất huyết tử cung thường chỉ xảy ra khi phụ nữ đến kỳ hành kinh, tuy nhiên do rối loạn hoặc bệnh lý phụ khoa nào đó gây ra chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng. Đây có thể là hiện tượng bất thường mà chị em cần theo dõi và đi thăm khám ngay để chẩn đoán nguyên nhân, điều trị
1. Nguyên nhân gây ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt
Khí hư bình thường có màu trắng đục hoặc trong, có thể vàng nhạt hoặc dai như lòng trắng trứng gà tùy từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi âm đạo ra dịch màu hồng nhạt hoặc đỏ nghĩa là có chứa huyết sắc tố, thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ hành kinh.
Tuy nhiên nếu chưa đến kỳ hành kinh bị ra máu âm đạo thì cần chú ý một số nguyên nhân sau:
1.1. Rối loạn kinh nguyệt
Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thường không cố định, một số người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có nhiều chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường. Dịch âm đạo chứa lượng nhỏ máu xuất hiện sớm có thể báo hiệu thời điểm kỳ kinh bắt đầu, sau đó máu kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như: tâm lý căng thẳng, cân nặng, tuổi mãn kinh,... Đều tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến bạn không thể tính toán chu kỳ kinh nguyệt hoặc khó có thai, hãy đi khám để tìm nguyên nhân.
1.2. Ra máu do dùng biện pháp tránh thai
Một số trường hợp chị em mới bắt đầu dùng phương pháp tránh thai nội tiết gây mất cân bằng estrogen trong cơ thể dẫn đến dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu. Đa phần trường hợp này không nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần theo dõi thêm, đồng thời ngưng sử dụng thuốc tránh thai và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể gây ra máu hồng
1.3. Ra máu do quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc chấn thương xảy ra ở gần vùng kín có thể gây chảy máu bên trong, sau đó máu theo dịch âm đạo đẩy ra ngoài. Nếu tổn thương nhẹ, bạn không gặp quá nhiều đau đớn thì cần tự theo dõi tại nhà, nếu chảy quá nhiều máu âm đạo thì cần đi khám sớm.
1.4. Ra máu báo thai
Quá trình làm tổ khi trứng đã được thụ tinh, di chuyển đến thành tử cung để tạo thành tổ ở nội mạc tử cung cũng thường gây tình trạng chảy máu nhẹ, mẹ sẽ thấy có khí hư màu hồng. Tình trạng này thường xuất hiện từ 10 - 14 ngày kể từ khi thụ tinh thành công.
Nếu bạn quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, xuất hiện dịch tiết màu hồng trong khoảng thời gian nghi ngờ này thì nên tự thử thai tại nhà. Ngoài ra, có thể kiểm tra thêm các dấu hiệu mang thai sớm khác như: ốm nghén, đau ngực, đi tiểu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thèm ăn hoặc chán ăn,...
1.5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là dạng u lành tính, phát triển trong buồng trứng có thể tự biến mất hoặc phát triển lớn dần. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây chảy máu bất thường ở âm đạo.
Ra máu hồng chưa đến kỳ kinh có thể do thai ngoài tử cung
1.6. Thai ngoài tử cung
Nếu đang nghi ngờ có thai nhưng dấu hiệu ra máu âm đạo, đau vùng bụng dưới,... thì cần kiểm tra, có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Các trường hợp này cần được xử lý sớm, nếu thai tiếp tục phát triển lớn có thể vỡ và đe dọa đến tính mạng của mẹ.
1.7. Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai
Nếu thai nhỏ bị sảy thai, sản phụ sẽ thấy các dấu hiệu như: xuất huyết âm đạo nhiều hoặc lượng nhỏ một, có mô thai hoặc kinh nguyệt giống như cục máu đông thoát ra ngoài, đau âm ỉ vùng bụng dưới, dịch tiết âm đạo màu nâu, chóng mặt, mất máu,...
1.8. Viêm nhiễm vùng kín
Các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục,... có thể khiến âm đạo, cổ tử cung,... bị tổn thương. Hậu quả là dịch âm đạo bất thường cả về màu sắc và mùi, đôi khí có lẫn máu màu đỏ hoặc hồng tươi.
Viêm nhiễm vùng kín có thể gây chảy máu ra ngoài cùng dịch tiết
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch âm đạo màu hồng dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em phụ nữ cần theo dõi thêm dấu hiệu này, kiểm tra máu có chảy nhiều không, có đi kèm triệu chứng bất thường khác không?... Nếu nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, cần sớm đi khám để điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2. Xử lý thế nào khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng?
Khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần phối hợp cung cấp thông tin với bác sĩ để chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Một số thông tin cần thiết bao gồm:
-
Chảy máu âm đạo xuất hiện như thế nào, tần suất bao nhiêu, lượng máu có nhiều hay không?
-
Tiền sử bệnh lý liên quan.
-
Đã từng phẫu thuật tử cung hay âm đạo hay chưa?
-
Chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? Chu kỳ gần nhất khi nào?
-
Có dấu hiệu bất thường khác như đau tức bụng, quan hệ tình dục không an toàn, khí hư bất thường,...
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử thai nếu nghi ngờ ra máu hồng là dấu hiệu sớm của mang thai. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết âm đạo, xét nghiệm chẩn đoán sẽ được yêu cầu.
Dựa trên nguyên nhân gây chảy máu hồng khi chưa đến kỳ kinh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc điều trị bệnh nếu cần thiết. Bạn không nên quá lo lắng, căng thẳng khiến sức khỏe giảm sút, hầu hết trường hợp ra khí hư có máu không quá nguy hiểm.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Ngưng uống thuốc tránh thai bao lâu thì có con? Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00
- Checklist cần thuộc trước khi mang thai Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Vì sao bạn khó mang thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Chậm kinh nhưng không có thai, vì sao? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Phụ nữ cho con bú có uống thuốc tẩy giun có ảnh hưởng gì không? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Bị chậm kinh bao lâu thì thử thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể chữa khỏi ngay nếu phát hiện sớm Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu Share: Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Nôn ra nước chua khi mang thai có là bất thường? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Bà bầu có nên gối cao đầu khi ngủ? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Sản phụ ăn nhau thai của mình có bổ? Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00