Bị chậm kinh bao lâu thì thử thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
Que thử thai sẽ giúp chị em biết được bản thân có mang thai hay không một cách nhanh chóng nhất. Cơ chế hoạt động của que thử là nhằm xác định sự có mặt của hormone hCG. Tuy nhiên, chị em cần biết chậm kinh mấy ngày thì dùng que thử để có được kết quả chính xác nhất.
1. Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Quá trình thụ thai có liên quan chặt chẽ tới việc chậm kinh của các chị em phụ nữ. Khi trứng được thụ tinh, để nuôi dưỡng bào thai lớp niêm mạc tử cung dày lên chứ không được bong ra như thông thường. Vì vậy dẫn đến hiện tượng chậm kinh hay còn gọi là không có kinh nguyệt. Từ đó, dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người và ta có thể tính được thời gian chậm kinh để xác định mình có thai hay không.
“Chậm kinh bao lâu là có thai?” là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Thực tế, trong thời gian rụng trứng nếu xảy ra quan hệ không có biện pháp tránh thai thì 2 tuần sau sẽ nhận được kết quả (ở những người có kinh nguyệt đều đặn). Tới tháng tiếp theo mà kinh nguyệt chậm khoảng 3 ngày thì khả năng cao là đã có thai.
Tùy thuộc vào thời gian chậm kinh mà có thể sử dụng các cách xác định khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là sử dụng que thử thai và xét nghiệm máu.
2. Chậm kinh bao lâu thì có thể sử dụng que thử thai?
Quá trình thụ thai sẽ được thực hiện sau 24 giờ quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai. Khoảng 5 đến 10 ngày sau, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung và làm tổ ở đây, thai sẽ dần lớn lên. Quá trình thụ thai bắt đầu ngay cả khi bạn chưa có dấu hiệu mang thai nào.
Que thử thai là một dụng cụ giúp bạn biết được có mang thai hay không một cách nhanh chóng và chính xác. Cơ chế hoạt động của que là nhằm xác định sự có mặt của hormone hCG. Chất này được nhau thai tiết ra và có mặt ở nước tiểu của phụ nữ mang thai.
Để xác định “chậm kinh bao lâu có thể sử dụng que thử thai?” thì phải cần thời gian để nồng độ chất hCG trong nước tiểu tăng lên. Khi nồng độ chất này tăng cao que thử mới có thể xác định được bạn có thai không. Trường hợp quan hệ trong ngày rụng trứng thì thường mất khoảng 9 đến 10 ngày sau sử dụng que thử mới có kết quả chính xác.
3. Chậm kinh bao lâu thì có thể xét nghiệm máu?
Phương pháp này có thể xác định chính xác và sớm nhất rằng bạn có thai hay không. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ, hormone hCG không những có trong nước tiểu mà còn xuất hiện trong máu. Do vậy, vào khoảng 6 ngày sau khi trứng làm tổ, có thể xác định có thai hay không bằng cách xét nghiệm máu.
Nồng độ hCG tăng dần đến tuần thứ 14 đến 16 và sau đó giảm dần, cao nhất là vào tuần thứ 14 ( tính từ tháng kinh cuối cùng). Phụ nữ mang thai từ tuần 13-16 nồng độ hCG có thể lên đến 200,000 IU/L. Bằng các xét nghiệm định tính, định lượng hCG ở trong máu và nước tiểu có thể xác định được có thai không.
Trường hợp đã mang thai thì cần đặc biệt lưu ý, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, cần phải:
- Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
- Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
- Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
- Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể chữa khỏi ngay nếu phát hiện sớm Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu Share: Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Nôn ra nước chua khi mang thai có là bất thường? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Bà bầu có nên gối cao đầu khi ngủ? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Sản phụ ăn nhau thai của mình có bổ? Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- TỔNG HỢP 10 NGUYÊN NHÂN ÍT SỮA SAU SINH MẸ CẦN BIẾT Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- Theo dõi và xử trí tai biến liên quan đến nhau thai sau khi sinh Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- Hỏi : Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn phổi do vỡ ối non có chữa được không? Thứ Năm, 15/06/2023, 13:00
- CÁC LOẠI KHÁNG SINH AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 12/06/2023, 16:00
- Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Vỡ ối non là gì và gây nguy hiểm như thế nào? Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00