TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Sáu, 17/11/2023, 13:00
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Nguyên nhân và lịch sử phát triển tự nhiên của ung thư cổ tử cung đã được biết rõ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, được phân thành 2 nhóm: nhóm HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ trưởng thành là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện các tổn thương tiền ung cũng như ung thư để có có những theo dõi và điều trị kịp thời.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là những phương pháp xét nghiệm được làm với mục đích phát hiện sớm những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Hình ảnh ung thư cổ tử cung
Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một ung thư tiến triển chậm và thầm lặng, nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung thường là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, từ khi phơi nhiễm HPV tới khi thành ung thư thật sự có thể kéo dài tới 20 năm. Vậy nên trong khoảng thời gian tiến triển, việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất có ý nghĩa. Tầm soát ung thư cổ tử cung đúng phác đồ được khuyến cáo có thể dự phòng và điều trị khỏi hoàn toàn các tổn thương tiền ung thư trước khi tiến triển thành ung thư cổ tử cung thật sự.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường bao gồm xét nghiệm PAP Test (trong đó có Pap smear truyền thống và Thinprep pap test) và xét nghiệm HPV. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là bàn chải chuyên dụng hoặc các thiết bị khác để lấy mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm là mẫu tế bào cổ tử cung, sẽ được bảo quản trong một lọ chứa dung dịch và chuyển đến phòng xét nghiệm. Với xét nghiệm PAP, mẫu bệnh phẩm sẽ được tìm các tế bào bất thường, còn với xét nghiệm HPV, mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra có sự hiện diện của các HPV típ nguy cơ cao hay không.
Dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ cho xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Trong tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tìm tế bào bất thường PAP Test thường được kết hợp với xét nghiệm HPV.
Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Với những trường hợp nhiễm HPV kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư, thời gian tiến triển có thể kéo dài tới 20 năm, từ những tổn thương tiền ung thành ung thư thật sự. Như vậy, quần thể đích để tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm toàn bộ các phụ nữ có hoạt động tình dục, từ 21 tuổi tới 65 tuổi (nam giới, trinh nữ, và các phụ nữ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung do bệnh lý lành tính đều không nằm trong đối tượng tầm soát).
Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo (Guideline) của Hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) 2021 tương đồng với Guideline của Lực lượng phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (USPSTF) năm 2018 và được đồng thuận bởi Hiệp hội soi CTC và bệnh học CTC Hoa Kỳ (ASCCP), Hiệp hội Bác sĩ ung thư phụ khoa (SGO) như sau:
- Với những phụ nữ dưới 21 tuổi: Không khám định kỳ bằng mỏ vịt hoặc làm xét nghiệm tế bào. Cần được phổ biến kiến thức về Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tư vấn an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi: USPSTF khuyến cáo làm xét nghiệm PAP Test đầu tiên ở tuổi 21 và làm lại sau mỗi 3 năm.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong những phương pháp sau:
+ Xét nghiệm PAP test sau mỗi 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, sau 3 năm sẽ thực hiện đợt kiểm tra PAP tiếp theo. Hoặc:
+ Xét nghiệm Co – testing là xét nghiệm PAP test kết hợp với xét nghiệm HPV: nếu kết quả PAP test và HPV đều bình thường, sau 5 năm sẽ được tầm soát lại một lần. Hoặc:
+ Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần.
- Với những phụ nữ lớn hơn 65 tuổi đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nếu như có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, thì cần tiến hành tấm soát ngay dù đã sau 65 tuổi.
- Với những phụ nữ đã có chẩn đoán tổn thương từ CIN2
+ Nên tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm.
Khi nào ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung
Với các phụ nữ trên 65 tuổi và đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần tiếp tục phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đó, cần đi thăm khám bác sĩ ngay để xem xét các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?
- Để có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung vào khoảng ngày 10 đến 14 của chu kì kinh.
- Tránh làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong vòng 1 đến 2 ngày sau quan hệ tình dục.
- Không nên thụt rửa âm đạo, sử dụng các thuốc đặt âm đạo trong vòng 48h trước khi tầm soát.
- Nên điều trị khỏi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn trước khi thực hiện tầm soát.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN BAO GỒM NHỮNG GÌ VÀ CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? Thứ Sáu, 17/11/2023, 12:00
- Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nữ giới Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
- Các hormone và chất dẫn truyền được sản sinh trong hoạt động tình dục Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
- Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Thứ Sáu, 03/11/2023, 14:00
- Dấu hiệu mang thai sớm: 21 "điềm báo" dành cho bạn Thứ Sáu, 03/11/2023, 13:00