XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN BAO GỒM NHỮNG GÌ VÀ CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? Thứ Sáu, 17/11/2023, 12:00
Trước khi về chung một nhà, nhiều cặp đôi thường nhận được lợi khuyên nên thực hiện xét nghiệm tiền hôn nhân nhằm dự phòng các vấn đề liên quan đến sức khỏe và sinh sản. Vậy xét nghiệm này sẽ bao gồm những gì? Nên thực hiện tại cơ sở nào để đảm bảo về tính chính xác của kết quả?
1. Ý nghĩa quan trọng của xét nghiệm tiền hôn nhân
Niềm hạnh phúc của cuộc sống gia đình cần sự đóng góp của nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là vấn đề sức khỏe của hai vợ chồng. Nếu như không được dự phòng từ sớm, những hệ lụy có thể di truyền cho con cháu, khiến những đứa trẻ sinh ra mắc bệnh khó điều trị hoặc mất sớm, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Một số đôi vợ chồng thậm chí còn chịu cảnh hiếm muộn con cái.
Xét nghiệm tiền hôn nhân là một trong những thắc mắc khiến nhiều cặp đôi lo lắng và chưa được giải đáp
Nhưng từ khi có xét nghiệm tiền hôn nhân, các cặp đôi đã có thể yên tâm với những lợi ích đáng kể như sau:
-
Về sức khỏe: tìm hiểu về các bệnh lý và nguy cơ di truyền sang đời con cháu và áp dụng biện pháp dự phòng nếu có.
-
Về sinh sản: kiểm tra tình trạng sức khỏe của mỗi người, nhắm phát hiện sớm để điều trị các bệnh lý ngăn cản quá trình thụ thai.
-
Về tâm lý: giúp các cặp đôi suy nghĩ kỹ càng hơn về quyết định tiến tới hôn nhân, cũng như tạo tâm lý thoải mái cho mỗi người trước khi chính thức trở thành một gia đình.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, thời gian thích hợp để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thường rơi vào khoảng thời gian tầm 3 - 6 tháng trước khi kết hôn.
Thực hiện xét nghiệm giúp các cặp đôi đưa ra lựa chọn đúng đắn cho hành trình sắp tới của cả hai người
2. Xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm những gì?
Tổng quát
Trước khi thực hiện các xét nghiệm, mỗi người đều cần được đánh giá sức khỏe tổng quát, cụ thể như sau:
-
Tiền sử: bao gồm tiền sử gia đình và cá nhân. Cần nêu rõ những bệnh lý mà bản thân từng mắc trong đời, đặc biệt nếu nó có yếu tố di truyền (ví dụ: bạn mắc hen phế quản thuở nhỏ, gia đình có ông bà cũng mắc bệnh tương tự,…). Một số bệnh di truyền từ gia đình mặc dù bạn không mắc nhưng vẫn có nguy cơ bộc lộ ở đời sau cũng cần nói rõ.
-
Kiểm tra sức khỏe tổng quát: đo dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, nhịp nhở, nhịp tim, mạch), cân nặng, chiều cao,…
-
Xét nghiệm chức năng sinh hóa cơ bản như: gan, thận, tiểu đường, mỡ máu, tuyến giáp,... Xét nghiệm nhóm máu, các bệnh truyền nhiễm,
-
Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp, chụp X-quang tim phổi, điện tim.
Với nữ giới
Để đánh giá sức khỏe về mặt sinh lý, về phía nữ giới cần làm một số thủ thuật và xét nghiệm như soi tươi dịch âm đạo, siêu âm tử cung - buồng trứng, tuyến vú, tầm soát ung thư cổ tử cung,…
Với nam giới
Những yếu tố thể hiện khả năng sinh sản của nam giới phần lớn phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ rất quan trọng để xem xét việc sinh con trong tương lai. Đồng thời, người nam cũng cần được siêu âm để phát hiện các dấu hiệu bất thường (dị tật, khối u, dấu tắc nghẽn,…) ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các xét nghiệm cần thiết
-
Tổng phân tích tế bào máu: giúp phát hiện các bệnh lý bất thường về tạo máu, sàng lọc bệnh lý tan máu bẩm sinh thalassemia.
-
Phân tích nước tiểu: đánh giá chức năng hoạt động của thận,… tìm vi khuẩn, phát hiện các bệnh lý liên quan,….
-
Kiểm tra hormone sinh dục nữ và nam.
-
Nhiễm sắc thể đồ: kiểm tra các vấn đề liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể. Nếu bố hoặc mẹ đều cùng mang nhiễm sắc thể bất thường, có khả năng sẽ khiến trẻ sinh ra mắc bệnh lý di truyền,... Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp cặp đôi phát hiện các bất thường và tiên lượng nguy cơ di truyền bệnh để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Xét nghiệm tiền hôn nhân giúp các cặp đôi dự phòng các bệnh lý di truyền nguy hiểm
Nguồn Medlatec
Đọc thêm: 8 XÉT NGHIỆM CÁC CẶP ĐÔI CẦN LÀM TRƯỚC KHI KẾT HÔN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nữ giới Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
- Các hormone và chất dẫn truyền được sản sinh trong hoạt động tình dục Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
- Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Thứ Sáu, 03/11/2023, 14:00
- Dấu hiệu mang thai sớm: 21 "điềm báo" dành cho bạn Thứ Sáu, 03/11/2023, 13:00
- Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Thứ Sáu, 03/11/2023, 12:00