Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nữ giới Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
Sinh hoạt tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người, đặc biệt đối với những người bị ung thư. Trong và sau quá trình điều trị, những thay đổi về thể chất và cảm xúc sẽ diễn ra, gây ảnh hưởng tới ham muốn và khả năng quan hệ tình dục.
1. Tác dụng không mong muốn từ quá trình điều trị
Các vấn đề về tình dục có thể xuất hiện trong quá trình điều trị, ngay sau khi điều trị hoặc thậm chí hàng năm sau khi đã kết thúc điều trị. Các thay đổi về tình dục có thể xảy ra là:
- Giảm hoặc mất ham muốn tình dục.
- Không thể đạt hoặc duy trì khoái cảm tình dục.
- Âm đạo, âm hộ giảm hoặc không còn dịch bôi trơn.
- Khó hoặc không thể đạt cực khoái.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Bộ phận sinh dục đau hoặc không còn cảm giác.
2. Các phương pháp điều trị ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục
Dù trực tiếp hay gián tiếp, các phương pháp điều trị thường ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục của người phụ nữ.
2.1 Xạ trị
Các tác dụng không mong muốn của xạ trị thường gây suy giảm ham muốn tình dục, bao gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Nôn.
Xạ trị khu vực chậu hông có thể gây khô âm đạo, đau rát. Các tác dụng không mong muốn có thể kéo dài vài tuần sau điều trị. Các mô sẹo sau khi hình thành có thể gây hẹp, co kéo âm đạo, khiến việc quan hệ tình dục khó khăn, đau đớn hoặc thậm chí không thể quan hệ.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể đột ngột biến mất dù chưa mãn kinh, gọi là mãn kinh sớm, biểu hiện bằng các triệu chứng sau (có thể dẫn tới đau khi quan hệ):
- Giảm ham muốn tình dục.
- Âm đạo, âm hộ bị khô.
- Ngứa âm đạo, âm hộ.
- Âm đạo, âm hộ bị sưng.
2.2 Hóa trị
Hóa trị có thể ảnh hưởng tới ngoại hình cũng như ham muốn tình dục, bao gồm:
- Tăng hoặc giảm cân.
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Tiêu chảy.
Một số loại hóa trị sẽ tiêm hóa chất vào chậu hông hoặc bàng quang gây sưng đau, khiến việc quan hệ khó khăn hoặc không thể, cho tới khi cơ thể hồi phục.Ở phụ nữ trẻ có thể xuất hiện hiện tượng ngừng hoạt động đột ngột của buồng trứng, và tình trạng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
2.3 Các thuốc khác
Một số thuốc khác (như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,...) có thể gây suy giảm ham muốn tình dục.
2.4 Phẫu thuật phần phụ
Các phẫu thuật trên cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng tới chiều dài âm đạo, các dây thần kinh, cơ, và mạch cấp máu. Phẫu thuật cũng có thể gây ảnh hưởng làm hẹp âm đạo hoặc gây đau khung chậu mạn tính. Tất cả những điều nà y đều tác động lên hoạt động tình dục. Bệnh nhân nếu chưa mãn kinh mà phẫu thuật cắt bỏ hai bên buồng trứng sẽ bị mãn kinh sớm.
2.5 Phẫu thuật trực tràng hoặc bàng quang
Những phẫu thuật này loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, trực tràng hoặc bàng quang, và đôi khi phải kèm theo mở hậu môn nhân tạo hoặc lỗ tiểu nhân tạo. Hậu môn nhân tạo, lỗ tiểu nhân tạo là các đường thông được mở trong quá trình phẫu thuật để sau này phân, nước tiểu sẽ qua đó mà ra khỏi cơ thể. Và vì lý do đó mà chúng ảnh hưởng đến tinh thần bệnh nhân, làm giảm ham muốn và hoạt động tình dục.
2.6 Phẫu thuật ung thư vú
Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ vú sẽ làm thay đổi ngoại hình cũng như cảm giác của vú.
2.7 Liệu pháp nội tiết tố
Phương pháp điều trị kháng estrogen có thể làm xuất hiện các biểu hiện của mãn kinh, bao gồm:
- Cảm giác nóng bừng.
- Âm đạo, âm hộ khô.
- Đau khi quan hệ.
- Giảm ham muốn tình dục.
Viên uống Pico Collagen
TPBVSK Hỗ trợ và tăng cường chức năng gan Kanzou Ukon
TPBVSK Phòng ngừa đột quỵ và bổ não Nattou Ichou
3. Giảm nhẹ các tác dụng không mong muốn
Trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ của ung thư, giảm các tác dụng không mong muốn là một vấn đề quan trọng, bao gồm:
3.1 Dưỡng ẩm âm đạo
Các sản phẩm này không chứa nội tiết tố, không cần phải kê đơn, giúp dưỡng ẩm cho âm đạo và cả âm hộ, khiến việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn. Số lần sử dụng là 3 - 5 lần mỗi tuần, và để đạt kết quả tốt, hãy sử dụng lúc đi ngủ.
3.2 Chất bôi trơn âm đạo
Bao gồm các sản phẩm dạng nước, silicone hay dạng dầu, chúng giúp bôi trơn để tạo sự thoải mái và tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục.
3.3 Tập các bài tập cho cơ sàn chậu
Các bài tập này giúp làm chắc, khỏe các cơ vùng sàn chậu, và giúp giảm đau đớn khi quan hệ.
3.4 Dụng cụ làm giãn âm đạo
Những thiết bị này giúp làm giãn âm đạo, giảm sự khít hẹp, giúp giảm đi đau đớn khi quan hệ. Các thiết bị này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, và có thể dần dần sử dụng từ kích cỡ nhỏ tới kích cỡ lớn hơn. Kết quả tốt sẽ đạt được nếu kết hợp với các bài tập cho cơ sàn chậu.
3.5 Estrogen liều thấp cho âm đạo
Dưới dạng vòng, kem hoặc viên nén giải phóng estrogen vào âm đạo. Chúng giúp âm đạo phục hồi và là giải pháp thay thế khi các sản phẩm không chứa nội tiết tố hoặc chất bôi trơn không mang lại tác dụng.
3.6 Dehydroepiandrosterone đặt âm đạo (DHEA)
Giúp điều trị vấn đề khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ mà không làm tăng nồng độ estrogen, và có thể là lựa chọn tốt đối với những phụ nữ mắc ung thư nhạy cảm với estrogen.
3.7 Lidocaine âm đạo
Sử dụng ngay trước khi quan hệ, làm giảm đau và tăng khoái cảm.
3.8 Nội tiết tố thay thế
Đây là cách hiệu quả nhất đối với những phụ nữ bị cảm giác nóng bừng. Tuy nhiên với những phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố thì không được sử dụng thêm nội tiết tố thay thế. Họ sẽ phải thay thế bằng những thuốc khác như paroxetine, venlafaxine (Effexor), gabapentin (Neurontin), và clonidine (Catapres, Kapvay) để giải quyết vấn đề nóng bừng.
Tâm lý bệnh nhân ung thư có nhiều giai đoạn tiêu cực, chính vì vậy, ngoài sự hỗ trợ, động viện, chăm sóc từ gia đình, người bệnh cần được chữa trị về cảm xúc, tâm lý bởi một đội ngũ can thiệp tâm lý chuyên nghiệp và phù hợp. Bên cạnh đó việc áp dụng đúng liệu pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mắc ung thư vượt qua nỗi sợ hãi, trầm cảm, cảm giác dằn vặt của bản thân.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Thứ Sáu, 03/11/2023, 14:00
- Dấu hiệu mang thai sớm: 21 "điềm báo" dành cho bạn Thứ Sáu, 03/11/2023, 13:00
- Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Thứ Sáu, 03/11/2023, 12:00
- UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU BỤNG KINH CÓ HẠI KHÔNG? CÁCH GIẢM ĐAU AN TOÀN Thứ Năm, 02/11/2023, 13:00
- ĐAU BỤNG KINH NÊN ĂN GÌ ĐỂ GIẢM CẢM GIÁC KHÓ CHỊU CHO CHỊ EM? Thứ Năm, 02/11/2023, 13:00
- Có thể xác định loại u xơ tử cung qua các dấu hiệu điển hình? Thứ Năm, 02/11/2023, 12:00
- XÉT NGHIỆM KHÁNG ĐÔNG LUPUS - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG VỀ ĐÔNG MÁU Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
- KHÂU TẦNG SINH MÔN BAO LÂU THÌ ĐI ĐẠI TIỆN ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
- CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐI KHÁM THAI LẦN ĐẦU CHO CHỊ EM PHỤ NỮ Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
- SAU MỔ POLYP TỬ CUNG BAO LÂU MỚI CÓ THAI ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 12:00
- ĐAU BỤNG KINH Ở VỊ TRÍ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG? Thứ Năm, 26/10/2023, 14:00
- ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CĂN BỆNH POLYP LÒNG TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 13:00