Tập luyện sau sinh: Mẹ đẻ mổ bao lâu thì có thể tập yoga trở lại? Thứ Sáu, 05/05/2023, 00:00
Mẹ đẻ mổ bao lâu tập yoga trở lại là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Quá trình mang thai đã tạo nên nhiều sự thay đổi lớn về thể chất của mẹ, vì vậy mà sau sinh hầu hết chị em đều muốn nhanh chóng bắt tay vào việc tập luyện để lấy lại vóc dáng. Yoga là một phương pháp luyện tập nhẹ nhàng cực kỳ phù hợp với thời điểm sau sinh, nhiều người vẫn đang băn khoăn nên bắt đầu tập từ thời gian nào, đặc biệt với các mẹ sinh mổ, cần lưu ý để vết mổ nhanh lành hơn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Lợi ích của yoga đối với mẹ bầu sau sinh mổ
Yoga là một hình thức tập luyện rất tốt để giúp phụ nữ hồi phục sức khỏe sau khi sinh mổ. Tập luyện yoga sau sinh mổ cải thiện tâm trạng và sắc đẹp cho mẹ cực kỳ hiệu quả.
– Giúp cải thiện sức khỏe tâm lý: Sau khi sinh mổ, phụ nữ thường trải qua một giai đoạn khó khăn về tinh thần và có thể cảm thấy lo lắng, bất an, hay mệt mỏi. Tập yoga sau khi sinh mổ giúp cải thiện sức khỏe tâm lý của phụ nữ bằng cách giảm stress, tăng cường sự tự tin và giúp cân bằng tinh thần.
– Hỗ trợ trong việc giảm cân: Tập yoga sau khi sinh mổ cũng giúp phụ nữ giảm cân hiệu quả và an toàn. Yoga kích thích quá trình chuyển hóa chất béo, đốt cháy năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.
– Tăng cường sức khỏe vật lý: Các động tác yoga giúp tăng cường cơ bắp, thân thể dẻo dai và giúp giảm đau lưng và cổ vai gáy cực kỳ. Qua đó mẹ sẽ dễ dàng thích nghi với việc chăm sóc con nhỏ và hoạt động hàng ngày.
– Hỗ trợ trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tự nhiên của cơ thể và giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch.
– Giúp tăng cường sự linh hoạt của mẹ: Trải qua một thời gian dài mang thai và sinh đẻ khiến cơ thể mẹ nặng nề và chậm chạp hơn. Duy trì tập luyện yoga sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trong các hoạt động hàng ngày
2. Những điều các mẹ sinh mổ cần biết khi tập yoga
2.1 Mẹ đẻ mổ bao lâu tập yoga?
Việc tập luyện cho các mẹ sau khi sinh mổ luôn cần sự thận trọng để không làm ảnh hưởng đến quá trình vết mổ hồi phục. Vận động thể chất thực sự rất cần thiết để mẹ hồi phục sàn chậu và bụng sau sinh mổ, kiểm soát cơ thể tốt hơn. Vì vậy, nhiều mẹ rất quan tâm đến việc đẻ mổ bao lâu tập yoga.
Thực tế, thời gian hồi phục của mỗi sản phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như :tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tính chất của từng ca sinh mổ. Thông thường, các trường hợp sau sinh mổ cần phải chờ ít nhất 6-8 tuần trước khi bắt đầu tập yoga.
Việc tập yoga quá sớm có thể gây tổn thương cho cơ thể và làm chậm quá trình hồi phục. Nhưng nếu bắt đầu tập những động tác yoga đơn giản, dưới sự giám sát của HLV yoga và bác sĩ thì mẹ cũng có thể bắt đầu sau khoảng 2-3 tuần.
Các động tác yoga đơn giản có thể giúp phụ nữ sau sinh mổ giảm đau, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Điều quan trọng là phải tập những động tác phù hợp và không gây áp lực quá lớn cho cơ thể.
Sau sinh mổ, trước khi bắt đầu tập luyện, dù là yoga hay bất cứ bộ môn thể thao vận động nào cũng đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và HLV giàu kinh nghiệm để có phương pháp tập luyện an toàn và hiệu quả. Tới đây, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc đẻ mổ bao lâu tập yoga rồi đúng không nào, cùng theo dõi tiếp bài viết để biết mẹ cần lưu ý những gì khi bắt đầu tập yoga sau sinh nhé!
2.2 Cần lưu ý gì cho mẹ đẻ mổ tập yoga?
Để việc tập luyện cho mẹ sau sinh mổ đạt hiệu quả cao, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Đừng bỏ qua bước khởi động để làm ấm cơ thể, mẹ hãy tập luyện nhẹ nhàng đến nâng cao, bởi yoga là phương pháp mang lại hiệu quả giảm mỡ sau sinh khi duy trì tập luyện lâu dài và bền bỉ.
– Chia nhỏ thời gian tập, có thể 2 lần/ trong ngày, thời gian hợp lý cho mỗi lần tập nên từ 15-20p.
– Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ còn yếu và cần nhiều thời gian phục hồi, mẹ không nên nóng vội mà tiến hành tập yoga quá sớm. Hơn nữa, trong quá trình tập cũng cần hết sức từ tốn, vừa tập vừa quan sát vết mổ xem có bị ảnh hưởng từ các động tác hay không.
– Không nên tập luyện quá sức, nếu cảm thấy khó chịu thì nên ngưng. Thay vì tự tập một mình mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ của huấn luyện viên.
– Hãy bắt đầu thực hành thở đúng cách để tăng lượng oxy và giảm cacbon bơm vào máu, mẹ sẽ thích nghi nhanh hơn với cường độ cao hơn.
– Bên cạnh thời gian tập luyện, mẹ cần kết hợp với chế ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi sinh hiệu quả hơn.
2.3 Một số tư thế yoga giảm mỡ hiệu quả cho sau sinh mổ
– Bài tập Kegel: Kegel là một bài tập yoga sau sinh hiệu quả để phục hồi vùng cơ âm đạo và cải thiện sức khỏe tình dục. Để thực hiện bài tập này, chị em cần xác định vùng cơ âm đạo của mình và luyện tập thít chặt vùng cơ này kết hợp với hít thở đúng cách. Theo các chuyên gia y tế, thực hiện bài tập Kegel đều đặn trong 4-6 tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe sinh sản rất hữu hiệu.
– Tư thế chó cúi mặt: Tư thế này giúp giảm căng thẳng trong cơ thể và giúp giãn cơ cổ. Đây là tư thế rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh mổ vì tình trạng căng thẳng và mệt mỏi là rất thường xuyên xảy ra.
– Tư thế em bé: Giúp mẹ thư giãn lưng và vùng xương sống. Thực hiện tư thế bằng cách: Quỳ thấp trên sàn, đặt mông lên gần gót chân, hai tay giơ lên cao. Từ từ cúi người về phía trước đến khi mặt chạm với sàn, hai tay tiếp tục vươn thẳng về phía trước. Giữ nguyên tư thế tầm 10 giây rồi từ từ thu người về trở lại vị trí ban đầu.
– Tư thế chiếc ghế: Đây là một tư thế tuyệt vời để định hình lại cơ thành bụng, với động tác ngồi xổm giúp làm săn chắc các cơ mông, đùi và hông. Tư thế chiếc ghế còn được xem là bài tập vật lý trị liệu cực tốt cho những ai cần cải thiện sức dẻo dai và sự cân bằng trong các hoạt động hàng ngày:
Mẹ nên tránh các động tác kéo căng bụng như tư thế bánh xe, uốn người ra sau…
Trên đây là những chia sẻ về tập luyện yoga cho mẹ sinh mổ và giải đáp câu hỏi: Mẹ đẻ mổ bao lâu tập yoga.
Theo Benhvienthucuc.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Phân loại u nang buồng trứng – u nang thực thể Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- U nang buồng trứng và chi tiết cách chữa trị từng loại u nang Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- Tổng hợp 5 lý do viêm âm đạo chị em gặp phải Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- U xơ tử cung, bị u xơ có uống được collagen không? Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thứ Tư, 03/05/2023, 00:00
- Sinh mổ lần 2 và những điều cần lưu ý Thứ Ba, 02/05/2023, 00:00
- Cơ quan sinh dục của nữ giới gồm những gì? Thứ Ba, 02/05/2023, 00:00
- Giải đáp nghi vấn: Đẻ mổ giảm tuổi thọ hay không? Thứ Ba, 02/05/2023, 00:00
- Phân biệt đa nang buồng trứng và u nang buồng trứng Thứ Ba, 02/05/2023, 00:00
- Thủ dâm nữ tác động như thế nào đến sức khỏe chị em? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bà bầu uống nước chè xanh được không? Uống bao nhiêu là đủ? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00