Mới mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
Đau bụng lâm râm khi mang thai có thể là hiện tượng được gặp ở một số bà bầu. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và ở một số trường hợp tình trạng đau bụng của phụ nữ mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và người bệnh không nên chủ quan. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về tình trạng đau bụng lâm râm khi đang ở giai đoạn thai kỳ.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng khi mới mang thai 7 tuần
Phụ nữ mới có thai có bị đau bụng không? Với một số trường hợp phụ nữ đang ở giai đoạn thai kỳ có thể bị đau bụng với nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Đau bụng do tình trạng táo bón gây ra. Khi bị táo bón thì phụ nữ mang thai sẽ gặp các cảm giác khó chịu như đầy hơi, đau bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn bị chậm lại hoặc do thai nhì lớn gây ra sức ép đến dạ dày và ruột gây ảnh hưởng cho quá trình tiêu hoá.
- Đau bụng do bị căng thẳng hoặc stress. Ở một số phụ nữ đang ở giai đoạn mang thai thường gặp tình trạng căng thẳng dẫn đến đau ở một hoặc cả hai bên bụng hoặc ở háng. Và những cơn đau thường xuất khi mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới. Do thời kỳ này các dây chằng bị giãn ra để thực hiện chức năng nâng đỡ trọng lượng thai nhi đang lớn lên mỗi ngày. Các cơn đau khởi phát khi bà bầu thay đổi vị trí chẳng hạn như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên ghế hoặc khi ho... Hoặc những cơn đau xuất hiện sau một ngày làm việc hoặc hoạt động nhiều. Tuy nhiên, khi cơn đau tiếp tục tái diễn thì bà bầu cần tìm cách nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn.
- Đau cơ Braxton-Hicks là nguyên nhân đau bụng thai kỳ trong cơn chuyển dạ giả. Có thể tuần thứ 37 hoặc các tuần trước đó, xuất hiện cơn đau này với tần suất liên tục. Đồng thời với cơn đau đi kèm với đau lưng dưới, cơn co kéo dài hơn một tiếng thì dù mức độ đau nhẹ vẫn cần đi khám bác sĩ ngày bởi vì có thể là dấu hiệu nghi ngờ chuyển dạ sớm.
2. Các dấu hiệu đau bụng ở bà bầu báo hiệu tình trạng nguy hiểm
Cùng với việc xác định nguyên nhân chính xác của cơn đau bụng gây ra cho bà bầu, thì bà bầu cần chú ý các dấu hiệu có thể là cảnh báo ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi và bà mẹ:
- Thai bị lạc vị gây tình trạng đau bụng thai kỳ thường xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung hoặc ở trong ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm ở tuần thứ 4 hoặc mang thai tuần 7 bị đau bụng lâm râm. Nếu gặp các dấu hiệu sau thì bà bầu cần đi khám bác sĩ ngay như bụng hoặc xương chậu thường có cơn đau nhói, âm đạo ra máu có thể là màu đỏ, nâu với tần suất liên tục hoặc ngắt quãng, các cơn đau trầm trọng nếu như bà bầu di chuyển nhiều hoặc bị ho. Trường hợp này không được can thiệp kịp thời thì thai nhi có thể bị lạc vị hoặc mang thai ngoài tử cung từ đó có thể xảy ra tình trạng vỡ ối hoặc đe dọa đến sức khoẻ của người mẹ.
- Đau bụng do sảy thai. Sảy thai tự nhiên có thể xảy ra ở thời kỳ đầu của chu kỳ mang thai. Khi đó âm đạo ra máu nhiều chính là dấu hiệu cảnh báo sớm. Tiếp theo đó là tình trạng đau bụng lâm râm kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc nhiều ngày sau đó. Khi bà bầu bị ra máu có thể nhẹ hoặc nặng thì cơn đau bụng sẽ xuất hiện có thể bất ngờ hoặc liên tục với mức độ đau từ nhẹ đến nặng và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới với xương chậu.
- Đau bụng do thai phụ chuyển dạ sớm có thể xảy ra nếu xuất hiện các dấu hiệu như: gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch tiết hoặc dịch tiết âm đạo có lẫn máu, âm đaoj ra máu nhỏ giọt hoặc hàm lượng máu giống như ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt. đau bụng với tần suất liên tục và kéo dài, đau lưng dưới và đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp chưa từng bị đau lưng.
- Đau do nhau thai bị đứt là tình trạng khá nguy hiểm với thai phụ và thai nhi với những biểu hiện đa dạng và phức tạp như gây ra mát chảy đột ngột, thai phụ có thể bị vỡ nước ối trước khi xuất hiện ra máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu trong giai đoạn thai kỳ. Thường xuất hiện với triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang, đau, nóng rát khi đi tiểu, đau lâm râm, đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi chua khó chịu, ... Với trường hợp này thai phụ không đi khám có thể ảnh hưởng đến thận và gây tình trạng sinh non. Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiểu bao gồm sốt cao, ớn lạnh, người đổ nhiều mồ hôi, đau ở lưng dưới, hoặc một bên mạng sườn, nước tiểu có lẫn máu...
Khi nào thì thai phụ bị đau bụng cần đi khám bác sĩ? Một số người đau bụng khi mang thai sẽ báo hiệu những dấu hiệu của thai nhi phát triển không bình định chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung, hoặc bong nhau thai... thì đây là các vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đến mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Từ đó xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng. Theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau bụng cho bà bầu
Thai phụ ở tuần thứ 7 bị đau bụng do nhiều nguyên nhân tuy nhiên nếu không phải là những trường hợp không nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và bà mẹ thì bà bầu có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt tình trạng đau bụng:
- Thực hiện chế độ ăn nhiều bữa một ngày. Thay vì ăn một bữa ăn lớn một ngày thì bà bầu hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, đồng thời kết hợp với việc hoạt động thể lực để giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn trong cơ thể diễn ra nhanh hơn và tốt hơn.
- Bà bầu nên tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm cả xơ hoà tan và xơ không hòa tan nhằm giúp cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động dễ dàng hơn.
- Hạn chế vận động cường độ mạnh, hoặc thực hiện các tư thế đột ngột như đứng lên ngồi xuống,... Những hoạt động này có thể khiến cho dây chằng bị căng và gây đau cho bà bầu
- Thực hiện chườm, hoặc tắm bằng nước ấm giúp cơ thể được thư giãn và giảm tình trạng đau bụng. Tuy nhiên cần điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp.
- Chọn tư thế nằm hoặc ngồi sao cho phù hợp nhất như ngồi nửa nằm, hoặc kê cao chân hoặc đặt gối sau phía lưng... Có thể sử dụng các loại gối dành riêng cho bà bầu để sử dụng hiệu quả, giảm được tình trạng đau bụng.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ cần được nghỉ ngơi đầy đủ và tham gia các bài luyện tập nhẹ nhàng nhằm giúp giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng.
Phụ nữ mang thai 7 tuần mà bị đau bụng lâm râm chưa chắc đã phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé thì cần chú ý quan sát, theo dõi cơ thể. Nếu có kèm theo các dấu hiệu bất thường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị. Bên cạnh đó, phụ nữ ở thời kỳ mang thai nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập phù hợp, giữ cho tình thần luôn thoải mái.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00